Động đất ở Kon Tum là động đất kích thích

Từ ngày 28/7 đến 11h30’ trưa ngày 30/7, tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, đã xảy ra 47 trận động đất. Hiện động đất tại huyện Kon Plông vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Trong đó, trận động đất với độ lớn 5,0, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1 km là trận mạnh nhất từng ghi nhận được ở khu vực này. Các nhà khoa học nhận định đây là hoạt động địa chất diễn ra theo quy luật, độ lớn sẽ không vượt quá 5,5 độ, không gây nhiều nguy hiểm cho người dân.

Kon Tum từng là nơi có hoạt động địa chất tương đối ổn định. Từ năm 1903 - 2020, tại Kon Tum chỉ có hơn 30 trận động đất, trận lớn nhất là 3,9 độ. Tuy nhiên, từ tháng 4/2021 đến nay, hàng trăm trận động đất kích thích đã xảy ra tại Kon Tum. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2024 đến nay, tại tỉnh này đã xảy ra 172 trận động đất có độ lớn từ 2,5 - 5 độ .

Theo tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu: "Nhận định sơ bộ nguyên nhân là động đất kích thích do hồ chứa, khi chúng ta tích nước ở các hồ chứa trong khu vực này sau đó xảy ra hiện tượng động đất liên tục. Đây là một quy luật bình thường như ở các hồ chứa khác như ở Song Tranh 2, A Lưới, hay Hòa Bình".

Bản đồ chấn tâm trận động đất thứ 13 xảy ra lúc 19h53 ngày 28/7. Ảnh: Báo Chính phủ.

Động đất kích thích xảy ra do quá trình tích nước của hồ chứa thủy điện tác động lên hệ thống đứt gãy hoạt động bên dưới khiến động đất xảy ra sớm hơn so với quy luật tự nhiên. Hoạt động này thường xảy ra theo chuỗi.

Động đất kích thích xảy ra theo chu kỳ, có những thời điểm động đất xảy ra dồn dập, có thời kỳ thưa hơn. Động đất càng lớn thì tiền chấn, dư chấn càng nhiều. Với những trận động đất rất lớn có thể có hàng trăm trận động đất nhỏ xảy ra trước và sau đó.

Tại khu vực Kon Plông, Viện Vật lý địa cầu đã hoàn thiện hệ thống quan trắc động đất với 11 trạm và sẽ tiếp tục khảo sát, quan trắc, nghiên cứu chi tiết về địa chất kiến tạo và chế độ địa chấn trong khu vực tỉnh Kon Tum và lân cận.

Theo tiến sĩ Nguyễn Xuân Anh, cần xây dựng lại bản đồ đánh giá nguy hiểm động đất trên cả nước với độ phân giải cao hơn, tập trung cho những công trình, những khu vực đông dân cư, những công trình trọng điểm cần đánh giá rủi ro. Trên cơ sở ấy sẽ có những số liệu cần thiết phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Dự báo động đất ở Kon Tum vẫn sẽ tiếp diễn trong thời gian tới, nhưng khó có khả năng lớn hơn 5,5 độ. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng cần cập nhật thường xuyên để đưa ra phương án thiết kế kháng chấn cho các loại công trình từ trọng điểm, khu dân cư, đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của nhân dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh với sức gió cực đại 61km/h, biển động mạnh, sóng cao từ 2-4m. Bão đang di chuyển nhanh về phía Tây với tốc độ 20km/h

Dù áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão sẽ có cường độ không lớn nhưng sẽ gây mưa lớn trên diện rộng, có nơi tới trên 600 mm.

Hồi 19 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc.

Chiều ngày 18/9, Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024 đã họp xét duyệt hồ sơ, danh sách đề nghị đặc xá của Chủ tịch nước. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng chủ trì phiên họp.

Trong những đợt mưa lũ khắc nghiệt, lực lượng Công an Thủ đô đã trực tiếp tham gia cứu hộ, di dời người dân khỏi những vùng ngập lụt và nguy cơ sạt lở.

Đội CSGT đường bộ số 3 phối hợp cùng Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ và Công an huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, vừa tổ chức chương trình trao quà cho trẻ em vùng lũ với hy vọng san sẻ nỗi mất mát, đau thương với đồng bào chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.