Đồng đô la mạnh tác động đến kinh tế châu Á
Nền kinh tế Hàn Quốc vốn phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu đang phải đối mặt với rủi ro thâm hụt thương mại, giá nhập khẩu tăng và dự trữ ngoại hối giảm do đồng USD mạnh. Một báo cáo của Bloomberg cho biết Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu thô, nên hàng xuất khẩu đang ngày càng trở nên đắt đỏ.
Điều này tác động đặc biệt nghiêm trọng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ phụ thuộc vào nguyên liệu từ nước ngoài, nhưng không muốn phòng ngừa tỷ giá hối đoái.
Ở Indonesia, sự suy yếu của đồng rupiah đã trực tiếp làm lạm phát trở nên tồi tệ hơn. Quốc gia Đông Nam Á này báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,05% so với cùng kỳ trong tháng 3, mức cao nhất trong 7 tháng qua. Do tiêu dùng hộ gia đình chiếm khoảng 50% GDP của Indonesia, nền kinh tế nước này có thể có nguy cơ tăng trưởng âm nếu lạm phát gia tăng.
Chính phủ Indonesia đã thực hiện các biện pháp phi đô la hóa, đồng thời khuyến nghị các nước khác giảm sử dụng đồng đô la Mỹ trong giao dịch với nước này để xây dựng một hệ thống tiền tệ đa dạng.
Gần đây, đồng yên Nhật đã từng giảm xuống dưới mốc 160 yên so với đồng đô la Mỹ, dẫn đến giá cả tăng vọt. Sự suy yếu của đồng yên đã làm tăng chi phí nguyên liệu nhập khẩu tại Nhật Bản.
Theo khảo sát của Ngân hàng Dữ liệu Hoàng gia, giá của hơn 400 loại thực phẩm tăng trung bình 31% trong tháng 5. Trong số đó, giá một số sản phẩm dầu ô liu đã tăng 80% trong tháng này.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 9 tháng năm 2024, Việt Nam xuất khẩu trên 103 triệu USD giá trị mặt hàng giày dép sang thị trường Chile.
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá 10 tháng năm 2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024.
Tại buổi Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long cho biết, Bộ Công Thương đã làm việc với đại diện của sàn thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới Temu, Shein và yêu cầu phải hoàn thành thủ tục đăng ký kinh doanh trong tháng 11/2024.
Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp trong 10 tháng trở lại đây đạt gần 52 tỷ USD, nhiều mặt hàng nông sản ghi nhận giá trị xuất khẩu tăng vọt.
Sau 2 tháng đăng ký và được cấp mã số thuế tại Việt Nam, đến nay Temu vẫn chưa được cấp phép hoạt động. Hiện Bộ Công thương đang yêu cầu sàn Temu dừng tất cả các hoạt động thương mại. Thông tin này được Bộ Công thương cung cấp tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tổ chức chiều nay tại Hà Nội.
UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ, doanh thu dịch vụ tiêu dùng, chủ động thích ứng linh hoạt, góp phần phục hồi nhanh, phát triển bền vững trên địa bàn Hà Nội năm 2025.
0