Động lực phát triển của ngành Giáo dục Hà Đông
Ngay trước ngày kỷ niệm 120 năm thành lập, quận Hà Đông đã khởi công xây dựng Trường THPT Lê Lợi với tổng mức đầu tư trên 152 tỷ đồng, tạo ra không gian giáo dục hiện đại, đạt chuẩn quốc gia và hướng tới các tiêu chuẩn của khu vực.
Cũng trong dịp này, thầy và trò Trường THCS Hà Đông phấn khởi, tự hào về ngôi trường mới của mình được gắn biển công trình chào mừng 120 năm thành lập Hà Đông.
Thầy giáo Nguyễn Thế Hảo, Hiệu trưởng Trường THCS Hà Đông cho hay: “Công trình kỷ niệm 120 năm thành lập Hà Đông với sự đầu tư đồng bộ, hiện đại về trang thiết bị cũng như cơ cấu về ngôi trường, về đội ngũ giáo viên để đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu của nhân dân và học sinh hiện nay”.
Quận Hà Đông là một trong những quận trung tâm của Thủ đô, có tốc độ đô thị hóa nhanh, với dân số cơ học tăng cao. Hàng năm, tỷ lệ học sinh năm sau đều tăng so với năm trước, do đó nhu cầu đầu tư xây dựng trường công lập trên địa bàn là hết sức cấp thiết.
Tháng 10/2024, quận Hà Đông đã hoàn thành công tác đầu tư xây dựng mới Trường THCS Hà Cầu với quy mô đạt chuẩn quốc gia gồm 34 khối phòng lớp học và các hạng mục phụ trợ; hiện đang triển khai 05 dự án trường trung học phổ thông bằng nguồn vốn bổ sung mục tiêu thành phố và ngân sách quận với tổng mức đầu tư hơn 259 tỷ đồng; trong đó có Trường THPT Lê Lợi với tổng mức đầu tư 164 tỷ đồng được triển khai tại thời điểm hiện nay là vô cùng cấp thiết và quan trọng, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn.
Bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông cho biết: “Đến thời điểm hiện tại, chúng tôi có 98 trường công lập trên địa bàn quận với 40 trường tư thục. Trong thời gian tới, ngành giáo dục chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh đổi mới phương pháp giáo dục; kết hợp với ban, ngành, đoàn thể để nâng cao chất lượng giáo dục, xứng đáng với tầm vóc quận Hà Đông”.
Sự quan tâm, chăm lo đến sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của quận Hà Đông là động lực quan trọng để Hà Đông tiếp tục đổi mới giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập, tiếp nối truyền thống hiếu học của cha ông trên mảnh đất có lịch sử hình thành 120 năm, đang trên đà phát triển.
Để văn học không còn là những tác phẩm phải học và nhớ theo kiểu học thuộc lòng, nhiều trường học đã sân khấu hóa những tác phẩm, trích đoạn văn học. Qua đó, không chỉ giúp học sinh khám phá các giá trị của văn chương, thêm hiểu, thêm yêu văn học nghệ thuật mà còn phát huy tối đa sự sáng tạo và kỹ năng diễn xuất.
Thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, nhiều đơn vị trường học trên địa bàn thành phố luôn đặt học sinh làm trung tâm, chú trọng đổi mới, sáng tạo phương pháp dạy học, kiểm tra và đánh giá theo hướng phát triển năng lực cá nhân.
Thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã họp rà soát, hoàn thiện báo cáo tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Nhà giáo vào chiều ngày 12/1. Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đồng chủ trì phiên họp.
17 học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Hóa học châu Á AChO năm 2025 đều giành chiến thắng với 5 huy chương Vàng, 4 huy chương Bạc và 8 huy chương Đồng.
Trải qua các vòng thi loại, Ban Tổ chức đã tìm ra 72 thí sinh xuất sắc lọt vào đêm chung kết cuộc thi “Tìm kiếm đại sứ văn hóa Việt Nam quốc tế”, quy tụ những thí sinh xuất sắc nhất từ khắp mọi miền đất nước.
Tết Nguyên đán đang tới gần, các trường học trên địa bàn thành phố cũng đang tổ chức rất nhiều hoạt động trải nghiệm vui xuân cho học sinh để các em được hiểu thêm về Tết cổ truyền dân tộc. Cùng với đó, các hoạt động thiện nguyện cũng được phát động để mang đến một mùa xuân ấm áp và yêu thương đến các em học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn.
0