Dòng vốn FDI không mặn mà với TTCK Việt Nam

Trong nhiều năm qua, câu chuyện lên sàn của khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn là đề tài được quan tâm của giới đầu tư tài chính. Mặc dù kinh tế Việt Nam tăng trưởng tích cực, thu hút FDI hàng đầu khu vực nhưng dòng vốn FII vào thị trường chứng khoán lại sụt giảm mạnh những năm gần đây. Việc thúc đẩy các doanh nghiệp này lên sàn được kỳ vọng sẽ mang đến làn gió mới cho thị trường chứng khoán, nhưng kèm theo đó vẫn cần nhiều sự thận trọng.

Mặc dù đã hoạt động đầu tư tại thị trường Việt hơn 15 năm, nhiều lần gặp khó khăn về vốn, tuy nhiên, khi hỏi về giải pháp lên sàn chứng khoán để huy động vốn trung dài hạn. Đại diện DN chia sẻ, DN vẫn chưa có ý định lên sàn thời điểm này.

Bà Ngô Thanh Hoà - Đại diện Công ty TNHH Đầu tư Việt Ý chia sẻ: "Doanh nghiệp chúng tôi đã từng nghĩ đến việc lên sàn chứng khoán lâu rồi nhưng do điều kiện hạn hẹp về thông tin và sự hướng dẫn nên chúng tôi vẫn còn chưa còn có đường hướng tốt, tôi chưa đủ tự tin tham gia..."

Dòng vốn FDI không mặn mà với TTCK Việt Nam

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển thị trường chứng khoán năm 2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc kiến nghị, cần khẩn trương cho phép các doanh nghiệp FDI có điều kiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán được niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, nếu nhìn lại lịch sử niêm yết của các doanh nghiệp FD, có thể thấy, khối doanh nghiệp này không chỉ gặp khó với các quy định, văn bản hướng dẫn mà còn vấp phải sự thờ ơ của các nhà đầu tư chứng khoán khi hầu hết cổ phiếu FDI trên sàn đều chỉ có giao dịch nhỏ lẻ, thậm chí liên tục đi xuống và phải hủy niêm yết.

Ông Lã Giang Trung - Tổng giám đốc CTCP tư vấn đầu tư chứng khoán Passion Investment cho biết: "Thị trường chứng khoán là nơi các doanh nghiệp huy động vốn, trong đó các doanh nghiệp FDI họ đều có công ty mẹ huy động vốn, nhu cầu huy động vốn trên sàn không quá cao nên họ chưa mặn mà nghĩ đến... "

FDI lên sàn chứng khoán được kỳ vọng sẽ đa dạng hóa sản phẩm đầu tư, thu hút dòng tiền từ nhà đầu tư ngoại,...

Ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán VPBankS cho biết: "Đối với doanh nghiệp FDI khi họ đầu tư vào Việt Nam phần lớn là doanh nghiệp sản xuất thì họ không có nhu cầu để niêm yết mà phần lớn những doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam là doanh nghiệp sở hữu trong nước...."

Việc đưa khối doanh nghiệp FDI lên sàn chứng khoán được kỳ vọng sẽ đa dạng hóa sản phẩm đầu tư, thu hút dòng tiền từ nhà đầu tư ngoại,... Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn cho rằng, việc giám sát hoạt động của các doanh nghiệp FDI vẫn cần được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, tránh những rủi ro cho nhà đầu tư và ảnh hưởng đến hình ảnh, chất lượng của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư cũng cần chuẩn bị thêm kiến thức đầu tư, lựa chọn doanh nghiệp FDI có tình hình tài chính vững mạnh; tìm kiếm và đánh giá các thông tin về chiến lược kinh doanh như mở rộng sản xuất, hợp tác đầu tư và các kế hoạch tăng vốn đầu tư… để tìm ra những doanh nghiệp FDI có tương lai về hoạt động kinh doanh dài hạn ở Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hôm nay (25/4), tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán: VIC) đã tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Một trong những phát biểu đáng chú ý nhất tại sự kiện chính là việc, chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng cho biết sẽ tài trợ thêm 1 tỉ USD cho VinFast trong thời gian tới.

Tính từ đầu năm đến nay, đồng Đô la Mỹ đã tăng khoảng 4,76%. Áp lực tỉ giá đang tác động trực tiếp đến chi phí đầu vào của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Công ty Cổ phần Bông Sen, doanh nghiệp liên quan đến sai phạm của Vạn Thịnh Phát, đang chậm trả 4.800 tỷ nợ gốc và hơn 1.060 tỷ lãi trái phiếu.

Chính phủ đã yêu cầu các ngân hàng công khai lãi suất cho vay bình quân. Đây được kỳ vọng là một trong những giải pháp để người dân, doanh nghiệp lựa chọn ngân hàng vay với lãi suất rẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng lãi suất cho vay bình quân cần phải sát với nhu cầu thực tế, chứ không chỉ là bình phong.

Trong báo cáo gửi Bộ Xây dựng về quản lý, giám sát việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản, Bộ Tài chính cho biết trong năm nay có 92 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn, tổng nợ vay đáo hạn hơn 99.500 tỷ đồng.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm qua đã kêu gọi tăng gấp 3 lần thuế đối với thép, nhôm của Trung Quốc, với lí do cạnh tranh không công bằng. Động thái này có nguy cơ đẩy căng thẳng thương mại giữa 2 nền kinh tế đầu tàu thế giới thêm trầm trọng, với phản ứng mạnh mẽ từ phía Trung Quốc.