Đồng ý bỏ thi thăng hạng viên chức

Theo thông tin tại buổi Họp báo chính phủ thường kỳ, việc bỏ thi thăng hạng viên chức sẽ tiết kiệm nhiều chi phí cho xã hội. Hiện có 94/95 bộ, ngành, địa phương đồng ý bỏ thi thăng hạng viên chức.

Theo ông Vũ Đăng Minh, Luật Cán bộ, công chức đã quy định có thể thi hoặc xét nâng ngạch công chức và phân cấp cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện. Luật Viên chức cũng quy định việc bổ nhiệm vào ngạch cao hơn có thể thực hiện qua hình thức thi hoặc xét.

Ông Vũ Đăng Minh, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Nội vụ trả lời tại họp báo.

Thi nâng ngạch công chức và thăng hạng chức danh nghề nghiệp đã được thực hiện từ khi có Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998. Trong quá trình tổ chức thi, Bộ Nội vụ nhận thấy có một số khó khăn. Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức hiện hành đã phân cấp cho các bộ, ngành, địa phương quản lý ngạch công chức, viên chức chuyên ngành để ban hành các tiêu chuẩn, điều kiện để tổ chức thi. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có một vài Bộ ban hành thông tư, số còn lại chưa ban hành. Viên chức tập trung chủ yếu ở ngành Giáo dục, Y tế, Khoa học - Công nghệ và các Bộ này chưa ban hành quy định về tiêu chuẩn, điều kiện để tổ chức thi.

Do chưa quy định được nội dung thi nên việc tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp chưa sát với vị trí việc làm, công việc của viên chức, chưa thật sự gắn với yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức, nội dung thi thăng hạng còn hình thức, không thực sự đạt mục tiêu của việc thăng hạng.

Thêm vào đó, số lượng viên chức rất lớn (gần 2 triệu người) nên việc tổ chức thi hàng năm là rất khó và số lượng được thi rất ít. “Người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện xếp hàng mãi chưa được thi, ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao trình độ, cũng như quyền lợi chính đáng của đội ngũ viên chức, đặc biệt là đội ngũ giáo viên”, ông Vũ Đăng Minh cho hay.

Ngoài ra, để được dự thi phải có tiêu chuẩn điều kiện là có chứng chỉ chuyên ngành. Nếu chưa tổ chức được những lớp này, viên chức chưa có chứng chỉ nên chưa được thi. Đây là rào cản, hạn chế trong quá trình tổ chức thi.

Quá trình thi cũng tốn kém về chi phí. Thí sinh phải bỏ công sức, thời gian để ôn thi, chi phí xã hội rất lớn. Nếu bỏ được thi sẽ tiết kiệm được chi phí xã hội, giảm thiểu thủ tục hành chính.

“Bộ Nội vụ đã tiến hành đánh giá tác động theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang. Chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương. Kết quả đến nay có 94/95 bộ, ngành, địa phương cũng như các đơn vị trực tiếp sử dụng viên chức đồng ý với việc bỏ thi thăng hạng viên chức”, người phát ngôn Bộ Nội vụ cho hay.

Theo ông Vũ Đăng Minh, nếu bỏ thi sẽ khắc phục được những vướng mắc, bất cập trên, giảm áp lực cho đội ngũ công chức, viên chức. Thi hay xét thăng hạng đều nhằm nâng cao trình độ, năng lực của công chức, viên chức. Nếu đáp ứng được trình độ thì được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức cao hơn. Mặt khác, xét thăng hạng sẽ giảm được thủ tục hành chính trong bổ nhiệm viên chức./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 20/11, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh nhóm thanh thiếu niên, không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy đi thành hàng ngang trên đường Nguyễn Trãi.

Trong khi hàng rào thi công trên đường Vũ Trọng Khánh nằm im nhiều năm nay thì gần đây, nhiều hàng rào quay tôn giữa đường đi, mà người ta hay gọi là ‘’lô cốt’’… lại mọc thêm tại nút giao ngã ba Trần Phú - Vũ Trọng Khánh và tuyến đường Trần Phú - Hà Đông.

Mâu thuẫn khi đi trên đường, nhiều người manh động sẵn sàng có lời nói, hành động thiếu văn minh. Clip dưới đây được cho là xảy ra trên đường Đinh Đức Thiện, huyện Bình Chánh, TP.HCM, khiến nhiều người hốt hoảng.

Thời gian tới, một số tuyến đường trên địa bàn quận Hà Đông (Hà Nội) sẽ tiếp tục được rào chắn để phục vụ thi công dự án xử lý nước thải Yên Xá.

Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn đã đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ với các nạn nhân, gia đình nạn nhân bị tai nạn giao thông vào ngày ngày 19/11, nhân "Ngày Thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông".

Việc lạm dụng, sử dụng sản phẩm nhựa, nhất là túi ni lông khó phân hủy hay sản phẩm nhựa dùng một lần đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường.