Dự án cải tạo môi trường lại gây ô nhiễm

Phản ánh tới đường dây nóng, người dân ở phuờng Thụy Khuê quận Tây Hồ cho biết: Công trình “Cải thiện môi trường mương thoát nước Thụy Khuê” lại đang gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Dự án đã được triển khai cách đây 12 năm, nhưng đến nay vẫn còn ngổn ngang, chưa hẹn ngày hoàn thành.

Mương nước ở đường Thụy Khuê.

Đoạn mương hơn 100m từ ngõ 167 Thụy Khuê đến ngõ 123 A vẫn chưa được thi công.

Sự chậm chạp của dự án khiến người dân hàng ngày phải sống chung với mùi xú uế bốc lên từ lòng mương, cùng với công trình bừa bộn khiến cho việc sinh hoạt của người dân bị đảo lộn. 

Ông Vũ Văn Tuấn, số nhà 179 Thụy Khuê, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, nói: ''Đoạn nhà mình thì xong rồi nhưng không hiểu ở cả hai đầu vướng mắc gì dừng lại. Mấy năm nay chịu cái cảnh vật tư, rác. Hiện chúng tôi không biết đâu là đường đâu là hè''.

Dự án cải tạo môi trường lại gây ô nhiễm

Theo ban quản lý dự án quận Tây Hồ, nguyên nhân chậm trễ là do điều kiện thi công theo tuyến hành lang mương chật hẹp, việc tập kết xe máy và vật liệu khó khăn. Hiện có 8 trường hợp còn gặp vướng mắc trong đền bù giải phóng mặt bằng. 

Công trường thi công theo tuyến hành lang mương.

Bà Phạm Thùy Dung, số 5, Ngõ 123 Thụy Khuê, than phiền: ''Tôi chỉ mong sớm giải quyết nhà tái định cư. Bắt đầu từ khi có dự án, gia đình rất ủng hộ, dự án hứa từ bao nhiêu năm nay rồi, chúng tôi chỉ muốn có chỗ ở ổn định. Nhà có hai ông bà già, cứ đóng cửa cả ngày, xung quanh chặn hết rồi nên nhà mình lại càng thối''.

Ông Nguyễn Hải Dương, Trưởng phòng Giải phóng Mặt băng và Phát triển Quỹ đất, BQL dự án quận Tây Hồ, cho biết dự án cơ bản hoàn thành thi công trên toàn bộ diện tích được bàn giao mặt bằng, chỉ cồn tồn tại các điểm đầu ngõ 167 và 123A chưa thể triển khai do vướng giải phóng mặt bằng của các hộ được bố trí quỹ nhà tái định cư tại tòa nhà CT2 dự án khu tái định cư Xuân La, Phường  Xuân La.

Quỹ nhà nêu trên do BQL dự án Đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố làm chủ đầu tư, dự kiến bàn giao trong quý 2 năm 2024.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn nhận định kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ ở một số địa phương, đơn vị còn chưa nghiêm, có nơi xuất hiện tình trạng né tránh, đùn đẩy công việc, biểu hiện tâm lý bàn lùi, sợ sai, sợ trách nhiệm.

Tại phiên chất vấn đã có 38 lượt đại biểu đặt câu hỏi chất vấn cũng như tranh luận để làm rõ các vấn đề. Có ba Phó Chủ tịch UBND thành phố, 15 Giám đốc sở, ban, ngành và 5 Chủ tịch UBND quận, huyện đã tham gia trả lời, báo cáo, giải trình những nội dung liên quan.

Hà Nội đã có phân tích chiến lược đào tạo nghề để phù hợp với thực tế hiện nay và triển khai xây dựng bốn trường đào tạo nghề chất lượng cao.

Tuyến đê Yên Nghĩa đi về hướng quốc lộ 6 đã được Ban quản lý dự án quận Hà Đông đầu tư cải tạo và nâng cấp. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 300m đê chưa được cải tạo, hiện đang bị hư hại nghiêm trọng, gây mất an toàn cho người tham gia giao thông.

Công tác trật tự đô thị trong nhiều năm qua ở các quận trung tâm như Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa luôn là vấn đề nóng. Dù đã nhiều lần xử lý nhưng vi phạm vẫn diễn biến phức tạp đòi hỏi các cấp, ngành cần phải có sự vào cuộc đồng bộ với nhiều giải pháp xuất phát từ cơ sở.

Theo Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh của Hà Nội, Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2030 đạt khoảng 70 - 90% và đến năm 2035 đạt 100%.