Dự án nghĩa trang Yên Kỳ chậm tiến độ, dân thiệt

Dự án đầu tư xây dựng Công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng - giai đoạn một, trên địa bàn huyện Ba Vì, triển khai từ năm 2011, song đến nay chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng.

Hiện còn đến 2,3 ha đã phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng nhưng chưa chi trả tiền cho người bị thu hồi đất, trong đó nhiều diện tích bị san lấp, khiến cuộc sống không ít hộ dân bị đảo lộn.

Nhiều người dân phải sống trong cảnh tạm bợ vì đất nằm trong diện tích thu hồi thực hiện dự án.

Hơn 10 năm qua, gia đình anh Nguyễn Văn Thành sinh sống trong cảnh tạm bợ tại thôn Phú Mỹ A, trên phần đất nằm trong diện tích thu hồi thực hiện dự án nghĩa trang Yên Kỳ giai đoạn một.

Gia đình anh Thành sống trong cảnh thiếu điện, nước sinh hoạt, nhà cửa dột nát, sửa chữa chắp vá. Gia đình anh cùng 15 hộ dân trong thôn chưa nhận được tiền đền bù, chưa được bố trí đất tái định cư.

Anh Nguyễn Văn Thành ngậm ngùi: “Nhà cửa chuồng trại sập hết, năm 2019 nước đầy không ở được phải đi ở nhờ, bố tôi ốm tôi phải quay trở lại, vay mượn để sửa lại nhà”.

Dự án đầu tư xây dựng Công viên nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng (giai đoạn một) trên địa bàn xã Phú Sơn có diện tích là 179,3 ha, liên quan đến 584 hộ.

Tính đến năm 2023, cơ quan chức năng đã xác nhận nguồn gốc đất và phê duyệt phương án bồi thường được 15 đợt cho 452 hộ dân, với 105 ha. Tuy nhiên, trong số này, còn 2,3 ha chủ đầu tư chưa chi trả tiền đền bù cho người dân, tương đương số tiền hơn 10 tỷ đồng. Khu đất tái định cư dành bố trí cho người dân cũng trong tình trạng bỏ hoang.

Khu đất tái định cư dành bố trí cho người dân trong tình trạng bỏ hoang.

Ông Phùng Văn Minh (thôn Phú Mỹ A) bức xúc: “Đề nghị chi trả tiền cho chúng tôi, để chúng tôi hỗ trợ cho con cháu chứ chúng tôi cũng nhiều tuổi, sống không được bao lâu nữa”.

Dự án có quy mô 200,3 ha, phải thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2019, vẫn còn hơn 95 ha chưa giải phóng mặt bằng trong khi dự án đã quá thời hạn thực hiện.

Vì dự án chưa được UBND Thành phố Hà Nội gia hạn nên mọi công việc liên quan đến chi trả tiền cho người dân vẫn “giậm chân tại chỗ”. Dự án một chưa xong, việc triển khai dự án nghĩa trang Yên Kỳ giai đoạn hai đã khiến hàng trăm hộ dân sinh sống trong điều kiện khó khăn, như không được đầu tư về cơ sở vật chất, đường giao thông, nước sạch.

Hiện vẫn còn hơn 95 ha chưa giải phóng mặt bằng.

Ông Chu Bá Thành – Phó Chủ tịch xã Phú Sơn, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội, cho biết: “Theo kế hoạch phê chuẩn của thành phố về sử dụng đất đai đến 2030 thì không có dự án, nhưng trong kế hoạch đầu tư xây dựng vẫn có, nếu như không triển khai, đề nghị thành phố đưa ra khỏi danh sách đầu tư xây dựng giai đoạn hai nghĩa trang Yên Kỳ”.

Sau nhiều lần người dân kiến nghị trong các kỳ tiếp xúc đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND thành phố, UBND huyện Ba Vì đề nghị các cấp và chủ đầu tư chi trả sớm tiền cho các hộ đã được phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Huyện mong được các sở, ngành quan tâm, đôn đốc Công ty Bình Minh trình UBND thành phố điều chỉnh gia hạn thời gian thực hiện dự án, tiến độ này được đẩy nhanh để người dân đỡ thiệt thòi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội nghị về người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần 4 sẽ được tổ chức vào đầu tháng 8/2024. Đây là hội nghị có ý nghĩa chính trị quan trọng, mang tầm vóc lớn.

Không chỉ ở những quận nội thành mà tại các huyện vùng xa của Hà Nội, các thủ tục, quy trình cấp căn cước công dân mẫu mới được chuẩn bị kỹ lưỡng để tạo điều kiện tốt nhất cho người dân.

Sau ngày đầu triển khai cấp căn cước công dân theo Luật Căn cước, Công an thành phố Hà Nội đã cấp hơn 4.500 thẻ căn cước mẫu mới.

Sáng 2/7, thông tin từ Đội Cảnh sát PCCC và CNCH trên sông (Phòng PC07) Công an thành phố Hà Nội cho biết, đơn vị vừa cứu nạn thành công một nam sinh nhảy cầu tự tử.

Phân loại rác tại nguồn, việc tưởng dễ nhưng lại khó triển khai do thói quen của nhiều người... Bắt đầu từ ngày 1/7, Quận Hoàn Kiếm thí điểm thực hiện điều này ở tất cả 18 phường trên địa bàn.

Hiện nay, Hà Nội đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị với các công nghệ khác nhau phụ thuộc vào tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà thầu. Do đó, máy móc, thiết bị hoặc hệ thống của tuyến đường sắt đô thị này khó có thể sử dụng cho tuyến đường khác, gây ra sự lãng phí lớn về nguồn lực.