Dự báo kinh tế Việt Nam 2024 tăng trưởng khả quan
Đánh giá về kinh tế Việt Nam năm 2024, giới chuyên gia cho rằng, động lực tăng trưởng đến từ xuất nhập khẩu và thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ.
Ông Jonathan Pincus, Chuyên gia kinh tế cao cấp, UNDP Việt Nam đánh giá: “Việt Nam là nước có tốc độ phát triển kinh tế tốt hơn so với hầu hết các quốc gia khác trong khu vực. Các yếu tố làm nên sự thành công là nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, cùng với các chỉ số khả quan về xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài FDI. Tôi nghĩ rằng kịch bản tăng trưởng của Việt Nam năm 2024 sẽ là 6% và sẽ cải thiện hơn nữa vào năm 2025.”
Trong khi đó, ông Nguyễn Hữu Thọ, Trưởng ban Phân tích và dự báo kinh tế (CIEM) cho biết: “Thu hút FDI sẽ về với Việt Nam nhiều hơn bởi vì trong bối cảnh kinh tế và địa chính trị thế giới nhiều bất ổn thì Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định. Nông nghiệp vẫn là bệ đỡ cho nền kinh tế năm 2024, xuất khẩu rau quả và gạo là yếu tố dẫn dắt. Với công nghiệp thì khả năng phát triển mạnh chế biến chế tạo, đặc biệt là vai trò của chế biến chế tạo có tính liên kết ngành, phục vụ nông nghiệp, du lịch, giao thông vận tải”.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra trong năm tới, theo các chuyên gia, Việt Nam cũng cần xác định những khó khăn nội tại, từ đó đưa ra các cách tiếp cận mới để lấy lại đà phục hồi và duy trì tốc độ tăng trưởng.
Theo bà Gulmira Asanbaeva, Giám đốc Chương trình Hệ sinh thái năng suất ILO tại Việt Nam, tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn giữ vững phong độ, thậm chí trong lịch sử có năm đến 8%. Mô hình của Việt Nam thú vị đến mức được mô tả trong sách giáo khoa kinh tế cho sinh viên các trường đại học tham khảo. Dự báo năm tới khó khăn vẫn còn hiện diện, nhưng Việt Nam sẽ dần lấy lại đà phục hồi, trở lại mức những năm trước Covid và có những điểm sáng. Ít nhất phải đạt được mức tăng trưởng 6%, phụ thuộc vào cách tiếp cận mới, giải pháp mới, như là kinh tế xanh hay tiến tới phát thải ròng bằng 0 net zero.
Trước những cơn gió ngược được cho là tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế trong nước, việc xác định được những điểm nghẽn để tháo gỡ sẽ giúp Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng 6-6,5%./.
Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.
Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.
Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.
Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".
Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.
0