Dự báo kinh tế Việt Nam 2024 tăng trưởng khả quan

Tăng trưởng GDP khoảng 6 - 6,5% là mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 vừa qua. Con số này tương đối sát với dự báo gần đây của một số định chế tài chính quốc tế. Nhiều chuyên gia kinh tế cùng chung nhận định về triển vọng tăng trưởng khả quan của kinh tế Việt Nam năm 2024.

Đánh giá về kinh tế Việt Nam năm 2024, giới chuyên gia cho rằng, động lực tăng trưởng đến từ xuất nhập khẩu và  thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ.

Ông Jonathan Pincus, Chuyên gia kinh tế cao cấp, UNDP Việt Nam đánh giá: “Việt Nam là nước có tốc độ phát triển kinh tế tốt hơn so với hầu hết các quốc gia khác trong khu vực. Các yếu tố làm nên sự thành công là nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, cùng với các chỉ số khả quan về xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài FDI. Tôi nghĩ rằng kịch bản tăng trưởng của Việt Nam năm 2024 sẽ là 6% và sẽ cải thiện hơn nữa vào năm 2025.”

Trong khi đó, ông Nguyễn Hữu Thọ, Trưởng ban Phân tích và dự báo kinh tế (CIEM) cho biết: “Thu hút FDI sẽ về với Việt Nam nhiều hơn bởi vì trong bối cảnh kinh tế và địa chính trị thế giới nhiều bất ổn thì Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định. Nông nghiệp vẫn là bệ đỡ cho nền kinh tế năm 2024, xuất khẩu rau quả và gạo là yếu tố dẫn dắt. Với công nghiệp thì khả năng phát triển mạnh chế biến chế tạo, đặc biệt là vai trò của chế biến chế tạo có tính liên kết ngành, phục vụ nông nghiệp, du lịch, giao thông vận tải”.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra trong năm tới, theo các chuyên gia, Việt Nam cũng cần xác định những khó khăn nội tại, từ đó đưa ra các cách tiếp cận mới để lấy lại đà phục hồi và duy trì tốc độ tăng trưởng.

Theo bà Gulmira Asanbaeva, Giám đốc Chương trình Hệ sinh thái năng suất ILO tại Việt Nam, tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn giữ vững phong độ, thậm chí trong lịch sử có năm đến 8%. Mô hình của Việt Nam thú vị đến mức được mô tả trong sách giáo khoa kinh tế cho sinh viên các trường đại học tham khảo. Dự báo năm tới khó khăn vẫn còn hiện diện, nhưng Việt Nam sẽ dần lấy lại đà phục hồi, trở lại mức những năm trước Covid và có những điểm sáng. Ít nhất phải đạt được mức tăng trưởng 6%, phụ thuộc vào cách tiếp cận mới, giải pháp mới, như là kinh tế xanh hay tiến tới phát thải ròng bằng 0 net zero.

Trước những cơn gió ngược được cho là tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế trong nước, việc xác định được những điểm nghẽn để tháo gỡ sẽ giúp Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng 6-6,5%./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 8/5, Ngân hàng Nhà nước đã công bố kết quả đấu thầu vàng miếng SJC sáng 8/5 với hơn 20% lượng vàng trúng thầu, giá trúng thầu duy nhất là 86,05 triệu đồng/lượng, cao hơn khoảng 800.000 đồng/lượng so với giá các doanh nghiệp vàng mua vào trên thị trường (85,3 triệu đồng/lượng).

Phiên đấu thầu vàng miếng sẽ được Ngân hàng Nhà nước tổ chức vào sáng nay (8/5) với mức giá khởi điểm được đưa ra là 85,3 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao hơn nhiều so với các lần trước, trong bối cảnh giá vàng trong nước liên tục lập kỷ lục mới.

Theo bộ Công Thương, chỉ số giá tiêu dùng trong nước có thể tăng sau khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7 và điều chỉnh giá điện theo cơ chế mới.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay (7/5) đã chính thức bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống mới, trong bối cảnh cuộc xung đột tại Ukraine vẫn chưa lắng dịu và mối quan hệ với phương Tây rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm.

Giá dầu đã bất ngờ tăng trong phiên giao dịch hôm qua, sau khi Arab Saudi tăng giá dầu thô tháng 6 đối với hầu hết các khu vực do những lo ngại về tình hình xung đột ở Dải Gaza.

Sáng 7/5, Trường Đại học Thương mại đã tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc gia “Kinh tế và thương mại Việt Nam giai đoạn 2018-2023: thành tựu, cơ hội và thách thức” để nhìn lại chặng đường 5 năm kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức.