Du lịch dự báo đóng góp 11.100 tỷ USD
Theo báo cáo thường niên của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), một tổ chức thành viên phi lợi nhuận, thì cứ 10 USD chi tiêu trên toàn cầu trong năm 2024, sẽ có 1 USD dành cho du lịch, gồm đặt phòng khách sạn, du thuyền và các chuyến bay. Điều này cho thấy nhu cầu du lịch đang tăng mạnh.
WTTC ước tính rằng đóng góp của ngành này vào GDP toàn cầu trong năm 2024 sẽ tăng 12,1% so với năm trước, lên 11.100 tỷ USD, chiếm 10% GDP toàn cầu. Con số này tăng khoảng 7,5% so với kỷ lục trước đó được thiết lập vào năm 2019.
Chi tiêu cho du lịch tại các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc và Đức dự kiến sẽ đóng góp nhiều nhất cho GDP.
Ngành du lịch dự kiến sẽ hỗ trợ gần 348 triệu việc làm trong năm 2024, tăng 13,6 triệu việc làm so với năm 2019, kỷ lục trước đại dịch. Ngành vẫn đang tuyển dụng để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự phát triển nhanh chóng.
Đóng góp của ngành du lịch và lữ hành đối với GDP toàn cầu dự kiến sẽ lên mức cao mới khi người tiêu dùng ngày càng coi du lịch là một khoản chi thiết yếu trong ngân sách của họ.
Nương theo diễn biến giá vàng thế giới, giá vàng nhẫn và vàng miếng SJC trong nước hôm nay tiếp tục tăng mạnh, từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng/lượng.
Trong đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ, bà Bùi Thị Thanh Hương, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB), và ông Dương Thế Bằng, thành viên HĐQT, dự kiến chi hơn 1.000 tỷ đồng để mua gần 10% vốn ngân hàng.
Theo thống kê, Việt Nam hiện có 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa, 9.000 chợ truyền thống, 54.008 doanh nghiệp bán lẻ và 208.995 doanh nghiệp bán buôn. Do đó, việc hỗ trợ chuyển đổi số bán buôn và bán lẻ không thể chậm trễ và cần đẩy mạnh theo hướng đưa toàn bộ hoạt động bán buôn, các doanh nghiệp, tạp hóa, cửa hàng bán lẻ từ môi trường thực lên môi trường số để tiếp cận khách hàng trên nhiều kênh số khác nhau, mang lại giá trị, hiệu quả cao hơn.
Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Hoa Kỳ, còn Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch thương mại 9 tháng năm nay đã vượt mốc 100 tỷ USD.
Sáng 22/11, giá vàng nhẫn trơn tăng thêm 500.000 đồng lên 86 triệu đồng, chỉ còn kém đỉnh cũ 3 triệu đồng một lượng.
Giá Bitcoin tiến sát mốc 100.000 USD lần đầu tiên trong phiên 21/11. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng đột biến của Bitcoin xuất phát từ sự thay đổi sắp tới trong chính trường Mỹ, với việc Tổng thống đắc cử Donald Trump thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với tiền điện tử.
0