Du lịch Việt Nam phục hồi mạnh mẽ

Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, hoạt động du lịch năm 2023 đã có sự phục hồi mạnh mẽ, gặt hái được nhiều kết quả tích cực. Tổng số khách du lịch quốc tế trong năm 2023 ước đạt 12,5 triệu lượt khách, vượt chỉ tiêu đặt ra từ đầu năm (8 triệu lượt) và đạt mục tiêu đã điều chỉnh (12,5 - 13 triệu lượt) của năm 2023.

Năm 2023, du lịch Việt Nam đã có những dấu hiệu khởi sắc tích cực, tiếp tục đà phục hồi từ năm 2022. Hình ảnh du lịch Việt Nam được nâng cao và định vị rõ nét hơn trên trên bản đồ thế giới, năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam tiếp tục được cải thiện. Theo số liệu thống kê, đến hết tháng 11/2023, Việt Nam đã đón hơn 11 triệu lượt khách quốc tế (ước tính đạt gần 70% so với năm 2019, thời điểm trước dịch Covid-19), phục vụ hơn 100 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 628.000 tỷ đồng. Trong đó, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Mỹ, Nhật Bản là những thị trường gửi khách đến Việt Nam lớn nhất.

Du lịch Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ.

Ông Vũ Thế Bình - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết:"Hiện nay hai thị trường quan trọng nhất là Nhật Bản và Hàn Quốc tốc độ phục hồi khá nhanh và kỳ vọng năm 2024 sẽ vượt 2019. Một thị trường rất quan trọng là Trung Quốc, chúng tôi rất tin tưởng thị tường này tuy là tăng chậm nhưng khi đã tăng thì sẽ tăng rất cao".

Những ngày cuối năm 2023, cộng đồng doanh nghiệp dịch vụ du lịch đã cùng nhìn lại kết quả của một năm và đưa ra những kế hoạch cụ thể để định vị bản sắc riêng của du lịch Việt Nam. Hiệp hội Du lịch Việt Nam kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp du lịch nỗ lực, phấn đấu hướng tới mục tiêu phục hồi hoàn toàn hoạt động du lịch trên tất cả các tiêu chí đã đạt được vào năm 2019.

Trong năm 2024, với mục tiêu phát triển du lịch xanh, cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương tiếp tục triển khai dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa trong lĩnh vực du lịch Việt Nam”; quyết tâm thu hút và phục vụ khoảng 20 triệu khách quốc tế đến Việt Nam. Đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có du lịch phát triển cao trong khu vực.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, trong 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.

Các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Trung Quốc thời gian qua liên tục mở rộng tại Việt Nam, tạo áp lực cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp bán lẻ nội địa nhờ công nghệ, hạ tầng logistics và lợi thế giá cả đang dần chiếm lĩnh thị trường, khiến doanh nghiệp Việt Nam chật vật ngay trên sân nhà.

Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, theo thống kê của Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines, tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines đã nhập khẩu tổng số 3,68 triệu tấn gạo.

Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương, việc cấm các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, 1688, Shein cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.

Ngành nông nghiệp đang dồn dập đón tin vui khi xuất khẩu gạo và cà phê đồng loạt lập kỷ lục lịch sử, xuất khẩu rau quả cũng bội thu 6,34 tỷ USD chỉ trong 10 tháng năm nay.

Khi Temu đổ bộ vào Việt Nam kèm theo nhiều ưu đãi hấp dẫn, nhiều người đã tải Temu để trải nghiệm. Không chỉ bất ngờ vì giá thành, nhiều người còn ngỡ ngàng vì việc đặt hàng quá nhanh chóng đối với một sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.