Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được chuẩn bị công phu

Ngày 28/5, Quốc hội sẽ thảo luận toàn thể tại hội trường về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Đây là dự án Luật đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của Thủ đô, cũng như sự phát triển chung của cả nước vì vậy quá trình chuẩn bị xây dựng Luật đã được chuẩn bị rất công phu, kỹ lưỡng.

Thủ đô là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là thành phố trực thuộc Trung ương, là đô thị loại đặc biệt, là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế của cả nước. Trụ sở cơ quan Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ đặt tại khu vực Ba Đình, Thủ đô Hà Nội.

Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định vị trí, vai trò của Thủ đô.

Với ý nghĩa quan trọng đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định vị trí, vai trò của Thủ đô; chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô. Quá trình chuẩn bị xây dựng luật đã chuẩn bị rất công phu, kỹ lưỡng. Quan điểm trên hết là tạo cơ chế đặc thù để Thủ đô phát triển đột phá, vượt trội. Các đại biểu Quốc hội đánh giá cao việc tiếp thu, chỉnh lý và sự hoàn thiện của dự thảo luật đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp này.

Bà Nguyễn Phương Thuỷ - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Quốc hội cho biết: "Trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện dự án Luật Thủ đô, chúng tôi đã tổ chức rất nhiều hội thảo để lấy ý kiến của các chuyên gia về những vấn đề khác nhau, vấn đề mới ví dụ như việc phát triển đô thị theo định hướng TOD, giao thông công cộng rồi quản lý không gian ngầm cũng như các nội dung liên quan đến cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị. Các Sở, ngành của thành phố Hà Nội cũng đã rất tích cực tham gia vào quá trình này giúp cho Thường trực Uỷ ban Pháp luật cũng như Bộ Tư pháp, các cơ quan liên quan chuẩn bị các nội dung đánh giá tác động cũng như đề xuất các chính sách, giải pháp để tháo gỡ những vấn đề còn khó khăn, bất cập trong việc xây dựng, phát triển và bảo vệ Thủ đô".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay (22/11), Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á lần thứ 12 (ICAPP) với chủ đề “Tìm kiếm hòa bình và hòa giải” đã khai mạc tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Với tư cách khách mời đặc biệt của Đảng Nhân dân Campuchia, trong bài phát biểu tại phiên khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định sự ủng hộ của Việt Nam và cam kết đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu chung của ICAPP.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, trong buổi thảo luận tại tổ về hai dự thảo luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), nội dung được các đại biểu quan tâm là việc tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia theo lộ trình để đảm bảo sức khỏe của người dân và trật tự an toàn xã hội.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu chính sách tại Trường Đại học Malaya.

Tối ngày 21/11, giờ địa phương, tức sáng ngày 22/11 giờ Việt Nam, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời thủ đô Santo Domingo nước Cộng hòa Dominica, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 2024 tại Brazil và thăm chính thức Cộng hòa Dominica.

Trong buổi thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sáng 22/11, nội dung được các đại biểu quan tâm là việc tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia theo lộ trình.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 21/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary chủ trì Lễ khánh thành công trình Tòa nhà hành chính Quốc hội Campuchia.