Du xuân Giáp Thìn 2024
Tết đong đầy
Những người mong ngóng ngày Tết cổ truyền nhất phải nói đến người cao tuổi. Bởi với họ, Tết là đoàn viên, Tết là hoài niệm, Tết là hy vọng. Người đồng hành cùng chương trình trong điểm đến đầu tiên của chuyến du xuân đầu năm mới là các bậc cao niên tại một trung tâm dưỡng lão ở Hà Nội.
Với những người cao tuổi tại trung tâm dưỡng lão, thì ngày Tết lại mang ý nghĩa đặc biệt, bởi ngày Tết không chỉ là đoàn tụ gia đình, mà còn là dịp để tham gia nhiều hoạt động chung với các cụ trong trung tâm, hòa nhập cộng đồng, tận hưởng không khí xuân bên ngoài khuôn viên viện dưỡng lão
Những người già ngày thường sống trong khuôn viên viện dưỡng lão, ngày hôm nay đã hào hứng vui tươi thế nào, khi được đi du xuân. Đó là những hình ảnh đã lan tỏa niềm vui đón Tết tới tất cả mọi người.
Phong tục chúc Tết đầu năm mới
Điểm đến tiếp theo trong hành trình du xuân năm nay là một làng quê thuần chất Bắc Bộ với những phong tục chơi Tết được truyền từ đời này sang đời khác. Tại làng Lưu Xá, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, người dân ở đây thường xuất hành đi đâu vào đầu năm mới.
Đi chúc Tết là một phong tục lâu đời của người Kinh tại đồng bằng Bắc Bộ. Hoạt động này mang ý nghĩa gắn kết tình cảm, mang niềm vui và may mắn trao cho nhau đầu năm mới. Ngày nay, do sự biến đổi của lối sống, phong tục cả gia đình cùng nhau đi chúc Tết bị mai một nhiều. Làng Lưu Xá là một nơi hiếm hoi ở Hà Nội còn lưu giữ được nét đẹp văn hóa này
Tết đến vùng sâu, xã nghèo
Xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất là một trong những nơi được coi là vùng sâu vùng xa nhất của Hà Nội. Cách đây đúng 15 năm, khi sáp nhập vào Hà Nội, nơi đây cũng được coi là một trong những xã nghèo nhất của Thủ đô. Cũng tại đây, tục lệ đón Tết của người Mường có những nét đặc trưng riêng có.
Có thể thấy, rõ ràng có sự khởi sắc theo thời gian. Từ một nơi vùng sâu vùng xa, giờ đây, cuộc sống người Mường ở Tiến Xuân đã đầm ấm, sung túc hơn rất nhiều, và trên hết, những giá trị văn hóa đáng quý vẫn được bảo tồn.
Giới trẻ du xuân
Tết cổ truyền mang ý nghĩa quan trọng đối với mọi lứa tuổi. Và việc gìn giữ những nét đẹp văn hóa trong ngày Tết hiện nay được nhiều người trẻ quan tâm.
Tại Hoàng Thành Thăng Long, một trong những địa điểm du xuân của nguời Hà Nội, ngày Mùng 1 tết đã có rất nhiều bạn trẻ đến vui chơi vãn cảnh.
Tour đêm Văn Miếu
Nếu như trước đây, những chuyến du xuân thường sẽ kết thúc khi trời tối, thì hiện nay, với sự đa dạng của các chương trình nghệ thuật, lễ hội, người Hà Nội có nhiều lựa chọn để kéo dài chuyến du xuân cả buổi tối. Trong đó, có Tour đêm Văn Miếu thường được nhiều người lựa chọn cho ngày đầu năm mới với nhiều trải nghiệm đặc biệt.
Sáng 21/12, tại di tích đền Núi Sưa, quận Ba Đình tổ chức lễ kỷ niệm ngày hóa Đức Thánh Thượng Đẳng Phúc Thần - Huyền Thiên Hắc Đế.
Không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa lịch sử của riêng mảnh đất nghìn năm văn hiến, Bảo tàng Hà Nội còn là một biểu tượng của kiến trúc độc đáo, hòa quyện tinh hoa phương Đông với những nét văn hóa hiện đại.
Với nhiều giá trị ý nghĩa lịch sử, văn hóa, Đình làng Thành Công thuộc phường Thành Công (quận Ba Đình) đã được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp thành phố.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phối hợp với Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.
Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.
0