Đưa áo dài trở thành 'Đại sứ Du lịch' của Thủ đô

Những năm trở lại đây, Thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động tôn vinh, quảng bá văn hóa dân tộc thông qua những tà áo dài, với mong muốn biến áo dài trở thành 'Đại sứ Du lịch'. Các hoạt động này nhận được hiệu ứng tích cực từ người dân và du khách.

Định vị thương hiệu du lịch mới

Khi nói đến trang phục truyền thống của người Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay đến “Áo dài”. Và khi nhắc đến áo dài Hà Nội là nhắc đến sự thanh lịch, tinh tế, nhắc đến vẻ đẹp của người Tràng An. Áo dài gắn bó với người Hà Nội trong cuộc sống thường nhật. Hơn nữa, áo dài là cả một câu chuyện lịch sử dài kỳ, đi theo những thăng trầm, biến thiên của Thủ đô và đất nước.

Trong lời ca tiếng hát từ thuở xưa, chưa bao giờ chiếc áo dài vắng bóng trên đường phố Hà Nội. Vào những ngày cuối thu đầu đông thời tiết đẹp và chiều lòng người như thế này, phụ nữ Hà Nội lại xúng xính, khoe sắc với muôn vẻ áo dài. Khắp các con phố từ Hồ Gươm, quanh phố Phan Đình Phùng, Phùng Hưng, Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đến các vườn hoa cúc họa mi, những bóng hồng duyên dáng trong tà áo dài luôn là một nét đẹp cuốn hút rất riêng của phụ nữ Hà thành mà hiếm có nơi nào có được.

Thật vui và tự hào khi áo dài giờ đây trở thành đồng phục trong nhiều môi trường làm việc và học tập thường ngày ở các công sở, cơ quan, trường học tại Hà Nội. Không chỉ đẹp, mà mỗi người phụ nữ mặc trên mình tà áo dài còn như được tôn lên niềm tự hào, được tôn vinh thêm vẻ đẹp mềm mại, duyên dáng của người con gái Hà Nội, người con gái Việt Nam.

Thời gian vừa qua, Hà Nội liên tục tổ chức các lễ hội lấy hình ảnh áo dài làm điểm nhấn nhằm định hướng trang phục truyền thống này gắn liền với du lịch Thủ đô.

Chỉ tính riêng trong tháng 10 năm 2023, hai sự kiện lớn gắn với hình ảnh áo dài đã được tổ chức là Festival Thu Hà Nội 2023 với chương trình trình diễn trang phục áo dài theo dòng thời gian. Hơn 1.000 người trong phục truyền thống này tham gia diễu hành tại Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2023. Con đường áo dài cộng đồng “Dạo bước hồ Gươm” – nơi nét duyên áo dài hội ngộ lịch sử nghìn năm văn hiến Hà Thành. Đây là một điểm khác biệt và độc đáo nhất của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2023. Diễn ra trong 3 ngày cuối tháng 10, Lễ hội đã thu hút 60.000 lượt du khách.

Nhiều sự kiện gắn với áo dài được tổ chức

Tận dụng thế mạnh khi có tới 5.922 di tích, Hà Nội cũng kết hợp hài hòa hình ảnh tà áo dài với các danh thắng nổi tiếng. Trong sự kiện "Áo dài kết nối du lịch với di sản Hà Nội", 150 người, 150 tà áo dài và 150 chiếc xe đạp đã xuất phát từ Hoàng thành Thăng Long, đi qua lần lượt các con phố di sản.

Tối 5/1 vừa qua, tại không gian lung linh, huyền ảo của di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã diễn ra chương trình nghệ thuật áo dài “Nơi tôi sinh ra”. Chương trình là màn trình diễn áo dài truyền thống kết hợp công nghệ 3D mapping với sự góp mặt của các nhà thiết kế nổi tiếng trong nước, khiến các  du khách rất thích thú.

Nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người dân Thủ đô cũng như du khách, Sở Du lịch Hà Nội cho biết sẽ tiếp tục tổ chức các sự kiện định kỳ hằng năm gắn với hình ảnh áo dài để từng bước định vị và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm du lịch Thủ đô.

Áo dài ngũ thân truyền thống của nam giới

Đã từ lâu, áo dài là một biểu tượng văn hóa gắn liền với hình tượng phụ nữ Việt Nam. Qua nhiều thời kỳ phát triển, tà áo dài không ngừng biến đổi nhưng vẫn đảm bảo tính truyền thống, góp phần tôn lên vẻ đẹp thanh lịch, dịu dàng của những người phụ nữ Việt.

Thực ra theo nguồn sử liệu sớm nhất ghi chép về sự xuất hiện của áo dài Việt Nam, thì áo dài ngũ thân lần đầu xuất hiện vào năm 1744. Cả nam và nữ đều có những chiếc áo ngũ thân dành riêng cho mình. Đây được xem là những trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Áo dài ngũ thaan dành cho nam giới

Cái tên “áo dài ngũ thân” có nguồn gốc từ chính cấu tạo của chiếc áo. Áo được thiết kế từ năm thân áo, gồm hai thân trước và hai thân sau. Thân thứ năm sẽ nằm ở phía trong thân thứ nhất ở phía tay phải. Thông thường, áo dài ngũ thân sẽ đi kèm với những phụ kiện như vấn tóc, khăn lươn, giày, guốc mộc...

Áo dài ngũ thân là hình ảnh đại diện cho nét đẹp văn hoá Việt Nam. Áo ngũ thân nữ sẽ thiên về sự dịu dàng, trang nhã, tôn dáng và giấu khuyết điểm của thân hình. So với phiên bản nữ, áo ngũ thân nam sẽ có phần cổ áo cao hơn. Form dáng thẳng và vuông. Điều này thể hiện sự thẳng thắn, nam tính và chính trực của nam giới.

Nỗ lực quảng bá hình ảnh áo dài

Chiếc áo dài chính là phương tiện để quảng bá hữu ích cho văn hóa, du lịch. Nhưng để du khách biết đến nhiều hơn nữa thì chúng ta cần phổ biến vẻ đẹp của áo dài. Đơn giản như đến nay vẫn nhiều người hiểu lầm áo dài chỉ dành cho phái nữ. Trong văn hóa truyền thống Việt Nam, áo dài là trang phục quen thuộc của nam giới, trong đời sống hằng ngày cũng như các dịp lễ, Tết. Chúng ta phải để mọi người hiểu và sử dụng trang phục áo dài với niềm tự hào, từ đó có thể khẳng định thương hiệu văn hóa, du lịch của mình.

Trong vòng 100 năm qua, chiếc áo dài Việt Nam đã trải nhiều biến đổi, thăng trầm. Từ chiếc áo dài thụng năm thân, áo rộng, không eo, dài đến gần mắt cá chân; đến năm 1935, họa sĩ Lê Phổ là người đầu tiên cách tân chiếc áo dài Việt Nam. Ông vẫn giữ phong cách của áo dài cổ điển nhưng tiện dụng và tân thời hơn với áo dài được may ôm hơn, cổ thấp hơn, chiều dài áo ngắn hơn một đoạn. Chiếc áo dài truyền thống Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã qua những giai đoạn biến thiên và phát triển, nhưng mãi là nét đẹp trường tồn theo năm tháng của người phụ nữ. Thông qua những dịp lễ, Tết, các sự kiện lớn của Thủ đô, hình ảnh, nét đẹp tà áo dài được lan tỏa khắp bạn bè năm châu và là niềm tự hào dân tộc.

Thời gian qua, các doanh nghiệp du lịch, thời trang, địa phương và cả ngươi dân đã khai thác nguồn lực từ áo dài vừa để quảng bá, tôn vinh, lan toả niềm tự hào của áo dài Việt Nam, vừa để phát triển kinh tế - du lịch.

Du khách quốc tế trong tà áo dài

Các cơ sở sản xuất đồ lưu niệm cũng tranh thủ sản xuất những tem phiếu, post card, tranh ảnh, đồ lưu niệm để quảng bá. Các địa phương khuyến khích du khách đến Việt Nam mặc áo dài để trải nghiệm, check-in tại các địa điểm mang tính đặc trưng cho văn hóa truyền thống dân tộc.

Còn gì đẹp hơn nếu những dịp lễ, Tết, hội hè, hay trong những sự kiện chính trị, ngoại giao, văn hóa, ta thấy cả nam giới và phụ nữ mặc áo dài dân tộc. Bộ trang phục truyền thống luôn góp phần tôn vinh bản sắc văn hóa. Như một dòng chảy, có lúc quanh co, chiếc áo dài nam từng có lúc chìm vào quên lãng. Nhưng hiện nay, chiếc áo dài nam đang trong quá trình phục hưng, với sự quan tâm của cả cộng đồng. Áo dài dành cho nam những năm gần đây dần khẳng định vị thế riêng về thời trang. Tính ứng dụng cao giúp áo dài nam thu hút sự quan tâm. Với màu sắc, chất liệu ngày càng phong phú, áo dài trở thành trang phục không thể thiếu trong tủ quần áo của nhiều chàng trai Việt.

Chiếc áo dài nam hiện đại

Tà áo dài truyền thống được người Việt Nam bảo tồn qua nhiều thời kì, trân trọng để truyền lại cho thế hệ mai sau. Áo dài cũng là minh chứng cho sự thay đổi của Việt Nam, trường tồn với thời gian, trở thành quốc phục của đất nước.

Háo hức chuẩn bị áo dài đón Tết

Áo dài vốn được chị em lựa chọn để diện trong các dịp lễ, hội quan trọng, đặc biệt là trong dịp Tết truyền thống của dân tộc, càng tôn vinh vẻ đẹp truyền thống của áo dài Việt Nam.

Tại nhiều cửa hàng, lượng đặt hàng áo dài dịp Tết đã tăng gấp 4 lần so với những ngày thường. Các mẫu áo dài thêu truyền thống vẫn rất được ưa chuộng. Sự hài hòa và cân đối trong cách cắt may không chỉ tạo nên sự thoải mái khi mặc mà còn làm nổi bật vóc dáng và nét duyên dáng của người phụ nữ. Đằng sau mỗi đường nét, họa tiết trang trí trên áo dài là câu chuyện của lịch sử và văn hóa, tạo nên một vẻ đẹp dịu dàng và quyến rũ không lẫn vào đâu được.

Không chỉ sắm sửa những chiếc áo dài mới, nhiều chị em còn thực hiện những bộ ảnh Tết cùng với áo dài. Với chiều dài chỉ khoảng gần 300 mét, nối liền từ Lương Ngọc Quyến, Hàng Bạc đến ngã tư Hàng Ngang và Hàng Đào, Tạ Hiện đã trở thành một studio mở với bối cảnh kiến trúc cổ kính, càng làm tôn lên nét đẹp của tà áo dài truyền thống. Mỗi góc phố đều rực rỡ sắc màu của những tà áo dài cùng sự trẻ trung, yêu đời của những cô gái trẻ đang nô nức đón chào xuân mới.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.

Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.

Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.

Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.