Đưa 'Hà Nội học' vào bậc phổ thông

Từng được nhắc tới từ khá lâu và trong năm 2023 vừa qua, đề xuất đưa môn “Hà Nội học” thành một môn học trong chương trình giáo dục phổ thông tại Hà Nội đã có thêm những bước đi khá cơ bản và thu hút sự quan tâm lớn của dư luận.

Giáo dục địa phương trong chương trình giảng dạy

Môn học này đã được trường Đại học Thủ đô xây dựng thành học phần với hai tín chỉ, tương đương với 30 tiết học giúp cho các bạn sinh viên ở Đại học Thủ đô thêm kiến thức, yêu văn hóa, con người Hà Nội.

Trong những năm qua, các trường phổ thông của Hà Nội đã thực hiện từ tích hợp đến dạy độc lập nội dung địa phương Hà Nội vào các môn học trong nhà trường phổ thông. Hà Nội cũng là địa phương tiên phong đi đầu trong cả nước dạy bộ tài liệu giáo dục nếp sống văn minh cho học sinh Hà Nội.

Đưa 'Hà Nội học' vào bậc phổ thông

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tiên phong triển khai bộ môn Hà Nội học

TS.Lê Thị Thu Hương - Trưởng Khoa Văn hóa Du lịch, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội chia sẻ: "Không phải chỉ tôi mà các nhà khoa học yêu Hà Nội đều mong muốn khi thực hiện đề án bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học cho giáo viên phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025. Chúng tôi đều mong muốn thông qua đề án này truyền tải những kiến thức về Hà Nội trên các lĩnh vực lịch sử văn hóa kinh tế... đến các thầy cô giáo, để các thầy cô có kiến thức tự tin truyền tải tới các em học sinh.

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tiên phong triển khai bộ môn Hà Nội học

TS.Đỗ Hồng Cường - Chủ Tịch Hội Đồng Trường Đại học Thủ đô Hà Nội chia sẻ thêm, nhà trường đã xây dựng và hình thành bộ môn Hà Nội học để triển khai đào tạo cho toàn bộ sinh viên, đồng thời tham gia và xây dựng đào tạo cho đội ngũ giáo viên của toàn thành phố.

Việc xây dựng hình thành văn hóa của Hà Nội là công việc đòi hỏi sự kiên trì lâu dài, có sự chung tay của nhiều nhà khoa học tâm huyết. Dù còn nhiều khó khăn nhưng bằng tâm huyết, đổi mới, các thầy cô tin rằng “Hà Nội học” sẽ trở nên hấp dẫn hẫn hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tối 20/11, Học viện Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Khối các cơ quan Trung ương tổ chức vòng chung kết Sinh viên thanh lịch năm 2024.

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo nói Bộ chủ trương không cấm giáo viên dạy thêm, chỉ cấm nếu họ vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, thầy trò Trường tiểu học Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng đã tổ chức 60 năm thành lập trường và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.

Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, các trường học quận Hai Bà Trưng tổ chức lễ kỷ niệm và đón nhận Bằng khen của Thành phố và Bộ Giáo dục - Đào tạo; phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc”; triển khai xây dựng “Văn hóa ứng xử, gắn với văn hóa học đường, vì một trường học hạnh phúc".

Sáng ngày 20/11, trường THPT Quang Trung, quận Hà Đông đã tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Ngành giáo dục và Đào tạo Thủ đô, 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận cờ thi đua của Chính phủ.

Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Đề cập đến quy định về mức phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động sang cơ quan quản lý giáo dục, nhiều đại biểu đề nghị cần bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo được điều động.