Đưa hương thơm xôi Phú Thượng đi khắp Hà thành
Ở làng Phú Thượng trước đây (nay là phường Phú Thượng) có 3 làng cổ: làng Thượng Thùy còn gọi là làng Bạt, làng Phú Gia là làng Gạ, làng Phú Xá là làng Xù, trong đó có làng Gạ nổi tiếng hơn cả với nghề nấu xôi.
Hiện có hơn 600 hộ gia đình ở Phú Thượng đang làm nghề nấu xôi, trong đó nhiều gia đình 5-6 thế hệ nối nghiệp nhau. Cứ chiều chiều, khi các gia đình bật bếp nấu cơm thì làng xôi cũng đỏ lửa đồ xôi chuẩn bị bữa sáng cho người dân Hà Nội sớm hôm sau.
Người dân làng Phú Thượng tạo dựng thương hiệu và đưa xôi đến bán tại nhiều chợ truyền thống, các cửa hàng ở Hà Nội cũng như phục vụ cho các lễ, tiệc trên khắp các tỉnh, thành. Để thuận tiện trong việc chở lượng xôi lớn và đảm bảo an toàn giao thông, nhiều gia đình ở Phú Thượng đã sử dụng ô tô để chuyên chở xôi tới các chợ và các khu dân cư. Mỗi ngày, từ tờ mờ sáng, hàng trăm chiếc ô tô chở xôi từ Phú Thượng tỏa đi khắp nội ngoại thành Hà Nội và sang cả các tỉnh lân cận.
Với hàng trăm hộ gia đình đang theo nghề nấu xôi, Phú Thượng ngày ngày luôn đỏ lửa. Mỗi ngày có hàng tấn xôi Phú Thượng được chuyển đi, rao bán đến từng ngõ ngách trong thành phố, làm nên một thức quà sáng ngon miệng, đa vị, mang đậm hương sắc ẩm thực Hà Thành.
Xôi Phú Thượng thơm ngon và nức tiếng là một đặc sản ẩm thực của Thủ đô. Không chỉ có xôi trắng từ gạo nếp đơn thuần mà còn được kết hợp với các nguyên liệu khác, tạo nên nhiều vị khác nhau, từ xôi gấc đỏ tươi, xôi lá dứa xanh thơm mát đến xôi xéo bùi ngậy… được người tiêu dùng khắp nơi yêu thích. Năm 2016, Phú Thượng được UBND TP Hà Nội công nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống xôi Phú Thượng. Năm 2018, xôi Phú Thượng là 1 trong 12 món ẩm thực truyền thống của Hà Nội phục vụ tại Trung tâm Báo chí Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều. Năm 2019, làng nghề truyền thống xôi Phú Thượng đã được Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ KH-CN) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Xôi Phú Thượng. Ngoài ra, xôi Phú Thượng đã có những sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao OCOP của TP Hà Nội. Năm 2024, nghề làm xôi Phú Thượng được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi Vật thể quốc gia theo Quyết định số 344/QĐ-BVHTTDL ngày 16/2/2024 của Bộ VHTTDL. Để tôn vinh làng nghề xôi Phú Thượng, hàng năm, vào dịp đầu xuân người dân nơi đây lại tổ chức Lễ hội Xôi, như một truyền thống để người dân quy tụ về làng, trình diễn những món xôi cổ truyền. |
Hà Nội không chỉ có bốn mùa quen thuộc xuân - hạ - thu - đông, mà còn có cả một mùa để lưu giữ những bức ảnh, những thước phim, những xúc cảm và kỷ vật vô giá của một thời học trò dấu yêu sẽ không bao giờ trở lại.
Bảo tàng Sinh học, Đại học Tổng hợp (nay là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên) được thành lập năm 1926. Đây là Bảo tàng Sinh học đầu tiên của Đông Dương. Trong dịp Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, lần đầu tiên, Bảo tàng đặc biệt này mở cửa cho người dân tham quan.
Không phải ngẫu nhiên mà Hà Nội được gọi là đất Kẻ Chợ. Theo các ghi chép lịch sử, thành Đại La từ xưa là một khu chợ của cả lưu vực sông Hồng, vậy nên người dân khắp nơi đổ về đây trước hết là để buôn bán, dần dần về sau, họ lập thành các phường nghề, rồi làng nghề và hình thành nên các con phố "hàng" trên mảnh đất Kinh kỳ.
Bà con tại xã Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội tất bật với công việc làm miến rong để chuẩn bị cho nhu cầu thực phẩm ngày Tết của người dân, công việc làm miến dù vất vả nhưng đã trở thành nhịp sống quen thuộc của người dân nơi đây.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là một trong những nơi lưu giữ mảnh ghép quá khứ không thể thiếu của người dân nước Việt và nhờ những mảnh ghép ấy mà chúng ta có được ngày hôm nay.
Chụp ảnh đường phố Hà Nội là cách để những người vừa có đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh, vừa có tình cảm với mảnh đất Thủ đô ghi lại những khoảng khắc đời thường nhất của cuộc sống hàng ngày.
0