Đưa luật mới về bất động sản vào thực tiễn cuộc sống
Đây cũng là nội dung chính của Hội nghị đối thoại giữa cơ quan soạn thảo luật, các chuyên gia, doanh nghiệp và báo chí vừa diễn ra tại Hà Nội.
Tại Hội nghị, các đại biểu nhất trí cho rằng, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn là chủ thể chính để thực hiện chiến lược phát triển nhà ở quốc gia và đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội, cũng như chiến lược phát triển ngành thương mại, dịch vụ và công nghiệp của Việt Nam. Các ý kiến tập trung làm rõ các vấn đề liên quan đến: phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý đất đai, quyền sử dụng đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cập nhật bảng giá đất hàng năm… đặc biệt là điểm mới về quy định đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất.
Ông Nguyễn Đắc Nhẫn, Phó Vụ trưởng Vụ Đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng: “Trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, có dự án xây dựng khu đô thị có công năng hỗn hợp, nó sẽ thay đổi bộ mặt đô thị của địa phương đó. Cho nên phải được Hội đồng nhân dân thông qua. Trước khi đấu thầu phải có quy định chi tiết 1/500 để hình dung rõ trong tương lai, khu đô thị đó sẽ như thế nào”.
Trong giai đoạn hiện nay, khi các luật bắt đầu đi vào thực tiễn cuộc sống, việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp… là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Bên cạnh đó, để phát triển thị trường bất động sản bền vững, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, nhất là các nghị định, thông tư và kế hoạch, hướng dẫn của các địa phương. Do đó, để luật đi vào thực tiễn cuộc sống, rất cần một cơ chế, chính sách tổng thể, đồng nhất.
Luật sư Trương Anh Tuấn, Giám đốc Công ty luật Trường Sơn bày tỏ: “Đảng, Chính phủ, cũng như Quốc hội đã tích cực ban hành và triển khai các Luật mới, tôi cho rằng không có lý do gì địa phương vẫn giậm chân tại chỗ. Việc lan tỏa hiệu ứng truyền thông để làm sao sức nóng của ngoài đường, các thị trường lan tỏa vào các phòng lạnh, để từ đó các cán bộ cũng phải tích cực vân động theo".
Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội kiến nghị: “Thị trường bất động sản Việt Nam đang ở giai đoạn vàng của phát triển nên chúng ta cần cơ chế chính sách thực sự cởi mở, tạo được động lực và nguồn lực phát triển. Muốn như thế cần sự quyết tâm của Chính phủ, của các cấp chính quyền địa phương, các ngân hàng đưa ra đề xuất. Đề xuất lên thì chúng ta mới có một cái quyết định chung và mang tính tổng thể”.
Sau đối thoại, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam sẽ có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những kiến nghị, đề xuất góp phần hoàn thiện hơn trong công tác thi hành luật, đưa những chính sách, pháp luật mới về đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản đi vào cuộc sống một cách hiệu quả.
Năm 2024, công tác đấu giá quyền sử dụng đất dự kiến hoàn thành kế hoạch thu 25 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, UBND thành phố Hà Nội xác định hoạt động đấu giá đất còn tồn tại nhiều hạn chế, cần tiếp tục khắc phục.
Nhằm đảm bảo trật tự xây dựng, hạn chế các vụ cháy, nổ xảy ra đối với loại hình nhà ở riêng lẻ. Bộ Xây dựng đã chủ trì biên soạn tiêu chuẩn Việt Nam quy định các yêu cầu kỹ thuật chung trong thiết kế, xây dựng mới hoặc cải tạo nhà ở riêng lẻ.
Chênh lệch giá đất đền bù theo Luật Đất đai 2024 và luật năm 2013 dẫn tới phát sinh vướng mắc trong hơn 1.000 dự án trên địa bàn Hà Nội.
Trước những tồn tại trong hoạt động đấu giá đất, UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo các quận, huyện, thị xã thực hiện cấp bách một số giải pháp để khắc phục; đồng thời yêu cầu các sở, ngành chức năng giám sát chặt chẽ hoạt động đấu giá đất.
Trong báo cáo thị trường mới đây, hãng dịch vụ bất động sản Cushman & Wakefield cho biết giá thuê văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM có xu hướng tiếp tục tăng trong hai năm tới.
Sau 20 năm, những vướng mắc về giải phóng mặt bằng, quy hoạch tại Khu đô thị mới Chi Đông (huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) đang được tháo gỡ.
0