Đức tạo điều kiện phát triển kinh tế tuần hoàn

Là một trong những quốc gia đi đầu trong phát triển kinh tế tuần hoàn, Đức đã đưa ra nhiều quy định cũng như dành nhiều chính sách ưu tiên phát triển kinh tế tuần hoàn.

Là quốc gia có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới, nước Đức sớm xác định mục tiêu phát triển bền vững, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, đặt trọng tâm vào nhiệm vụ quản lý chất thải. Luật kinh tế tuần hoàn của Đức quy định rõ nguyên tắc chia sẻ trách nhiệm công và tư trong quản lý chất thải, cùng hệ thống phân cấp chất thải năm bậc, trong đó ưu tiên tái sử dụng hoặc tái chế để hạn chế chôn lấp.

Đặc biệt, Chính phủ Đức chuyển nhiệm vụ quản lý chất thải thành quản lý tài nguyên với quan điểm cho rằng, chất thải có thể trở thành nguồn nguyên liệu và năng lượng phục vụ sản xuất.

Đức đã đưa ra nhiều quy định cũng như dành nhiều chính sách ưu tiên phát triển kinh tế tuần hoàn.

Ông Simon Kreye, Phó Đại sứ Đức tại Việt Nam cho biết: “Kể từ những năm 1970 chúng tôi đã có nhiều phong trào bảo vệ môi trường. Kể từ đó, sự quan tâm của Chính phủ đối với việc bảo vệ môi trường ngày càng tăng. Ngày nay, điều đó đã trở thành một chính sách của Chính phủ”.

Các kế hoạch khi xây dựng phải đảm bảo tầm nhìn tối thiểu là 10 năm, đồng thời, cần tiến hành đánh giá hiệu quả định kỳ nhằm giúp Chính phủ khắc phục kịp thời những điểm còn hạn chế hoặc chưa phù hợp thực tiễn.

Ông Dennis Quennet, Giám đốc phát triển kinh tế bền vững - Giz Việt Nam thông tin: “Chúng tôi phân loại rác thải để có thể tái chế sau khi sử dụng. Một trong những thành công của Đức là thành lập được ngành công nghiệp tái chế. Mỗi khi có sản phẩm không dùng nữa thì chúng tôi luôn xem xét có thể làm gì được với nó".

Chính phủ Đức ban hành nhiều quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xử lý, tái chế chất thải. 

Chính sách về kinh tế tuần hoàn của Đức quy định hoạt động sản xuất của doanh nghiệp phải tuân thủ yêu cầu cắt giảm lượng tài nguyên tiêu thụ và các chất thải phát sinh.

Chính phủ Đức cũng ban hành nhiều quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xử lý, tái chế chất thải; trong đó, Đức yêu cầu các nhà sản xuất cần ưu tiên sử dụng nguyên liệu thứ cấp, phải chịu trách nhiệm tái chế các vật liệu gây hại cho môi trường, thực hiện thu hồi, xử lý hàng hóa hoặc bao bì đã qua sử dụng thông qua việc dán nhãn sản phẩm. Hoạt động tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải do nhà sản xuất hoặc nhà phân phối trực tiếp đảm nhận, chi phí này được tính vào giá thành sản phẩm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House – mã chứng khoán: TDH) vừa nhận quyết định cưỡng chế từ Cục Thuế TP Hồ Chí Minh về việc trích hơn 91 tỷ đồng từ tài khoản ngân hàng do nợ thuế.

Theo thống kê sơ bộ, có khoảng 73.000 khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3 với dư nợ ước tính khoảng 94.000 tỷ đồng.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước đối với khoản vay có lãi suất là 0%/năm, khoản vay không có tài sản bảo đảm.

Theo điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 19/9, giá xăng dầu bắt đầu tăng trở lại. Xăng E5RON92 tăng 51 đồng/lít, giá bán là 18.941 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 127 đồng/lít, giá bán 19.762 đồng/lít.

Trước kia nhót chín đỏ mọng giá rẻ, nhót xanh thì 'cho không ai lấy'. Nay loại quả xanh non này lại trở thành món ăn "hot trend" có giá lên tới 430.000 đồng/kg.

Giá cà phê tại thị trường trong nước tiếp tục giảm 600 - 700 đồng/kg tùy vùng trồng. Qua đó đưa mức giá cà phê trung bình hiện ở quanh mốc 123.200 đồng/kg tại khu vực Tây Nguyên.