Đức tạo điều kiện phát triển kinh tế tuần hoàn

Là một trong những quốc gia đi đầu trong phát triển kinh tế tuần hoàn, Đức đã đưa ra nhiều quy định cũng như dành nhiều chính sách ưu tiên phát triển kinh tế tuần hoàn.

Là quốc gia có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới, nước Đức sớm xác định mục tiêu phát triển bền vững, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, đặt trọng tâm vào nhiệm vụ quản lý chất thải. Luật kinh tế tuần hoàn của Đức quy định rõ nguyên tắc chia sẻ trách nhiệm công và tư trong quản lý chất thải, cùng hệ thống phân cấp chất thải năm bậc, trong đó ưu tiên tái sử dụng hoặc tái chế để hạn chế chôn lấp.

Đặc biệt, Chính phủ Đức chuyển nhiệm vụ quản lý chất thải thành quản lý tài nguyên với quan điểm cho rằng, chất thải có thể trở thành nguồn nguyên liệu và năng lượng phục vụ sản xuất.

Đức đã đưa ra nhiều quy định cũng như dành nhiều chính sách ưu tiên phát triển kinh tế tuần hoàn.
Đức đã đưa ra nhiều quy định cũng như dành nhiều chính sách ưu tiên phát triển kinh tế tuần hoàn.

Ông Simon Kreye, Phó Đại sứ Đức tại Việt Nam cho biết: “Kể từ những năm 1970 chúng tôi đã có nhiều phong trào bảo vệ môi trường. Kể từ đó, sự quan tâm của Chính phủ đối với việc bảo vệ môi trường ngày càng tăng. Ngày nay, điều đó đã trở thành một chính sách của Chính phủ”.

Các kế hoạch khi xây dựng phải đảm bảo tầm nhìn tối thiểu là 10 năm, đồng thời, cần tiến hành đánh giá hiệu quả định kỳ nhằm giúp Chính phủ khắc phục kịp thời những điểm còn hạn chế hoặc chưa phù hợp thực tiễn.

Ông Dennis Quennet, Giám đốc phát triển kinh tế bền vững - Giz Việt Nam thông tin: “Chúng tôi phân loại rác thải để có thể tái chế sau khi sử dụng. Một trong những thành công của Đức là thành lập được ngành công nghiệp tái chế. Mỗi khi có sản phẩm không dùng nữa thì chúng tôi luôn xem xét có thể làm gì được với nó".

Chính phủ Đức ban hành nhiều quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xử lý, tái chế chất thải.
Chính phủ Đức ban hành nhiều quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xử lý, tái chế chất thải. 

Chính sách về kinh tế tuần hoàn của Đức quy định hoạt động sản xuất của doanh nghiệp phải tuân thủ yêu cầu cắt giảm lượng tài nguyên tiêu thụ và các chất thải phát sinh.

Chính phủ Đức cũng ban hành nhiều quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xử lý, tái chế chất thải; trong đó, Đức yêu cầu các nhà sản xuất cần ưu tiên sử dụng nguyên liệu thứ cấp, phải chịu trách nhiệm tái chế các vật liệu gây hại cho môi trường, thực hiện thu hồi, xử lý hàng hóa hoặc bao bì đã qua sử dụng thông qua việc dán nhãn sản phẩm. Hoạt động tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải do nhà sản xuất hoặc nhà phân phối trực tiếp đảm nhận, chi phí này được tính vào giá thành sản phẩm.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sản lượng những vườn nho ở miền Tây nước nước Pháp sụt giảm đã tác động không nhỏ tới ngành sản xuất rượu vang, một ngành kinh tế quan trọng của nước này.

Biến đổi khí hậu đang gây thiệt hại nặng nề cho ngành nuôi ong của Tunisia. Nhiệt độ tăng cao và hạn hán kéo dài đang đe dọa quần thể ong và sản lượng mật ong của nước này.

Phạm Trường Sơn là tiến sĩ hóa dược Việt Nam đầu tiên được Viện Hàn lâm Hungary công nhận. Sinh năm 1980, anh nổi tiếng với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học.

Hãng công nghệ SpaceX (Mỹ) vừa phóng thành công tên lửa Falcon 9 từ Trung tâm Không gian Cape Canaveral, bang Florida (Mỹ). Tên lửa mang theo sứ mệnh Galileo L13 của Ủy ban châu Âu lên không gian.

Ngày 18/9, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tiếp Chủ tịch Liên minh Nghị sĩ Hàn - Trung, Kim Tae-nyeon tại thủ đô Bắc Kinh.

Nhà sản xuất thiết bị vô tuyến của Nhật Bản Icom ngày 19/9 cho biết, họ đang điều tra thông tin liên quan đến các bộ đàm mang logo của hãng này phát nổ ở Liban.