Đức thiếu lao động lành nghề trong nhiều lĩnh vực

Theo Viện Nghiên cứu kinh tế Ðức, gần 50% các công ty tại Đức đang thiếu nhân công, thậm chí phải thu hẹp quy mô hoạt động kinh doanh do không có đủ lao động.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz vừa qua đã bảo vệ chính sách di cư của chính phủ tại quốc hội Liên bang và nhấn mạnh nhu cầu thu hút lao động nước ngoài có tay nghề cao của quốc gia này.

Không có quốc gia nào trên thế giới có dân số lao động đang giảm mà vẫn có tăng trưởng kinh tế. Đó là sự thật mà chúng ta đang phải đối mặt. Đức vẫn có nhu cầu tiếp tục mở cửa cho người nhập cư, thu hút lao động có tay nghề.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz.

Tại diễn đàn có chủ đề “Khủng hoảng nhân lực tại Cộng hoà Liên bang Đức - Cơ hội và thách thức cho thanh niên Việt Nam” vừa được tổ chức tại Hà Nội, Cục phát triển kinh tế và các công ty tại bang Sachsen của Đức cho biết, các ngành nghề mà Đức thiếu nhiều nhất là điều dưỡng; cơ khí, cắt gọt kim loại, cơ điện tử; xây dựng; nhà hàng, khách sạn, đầu bếp.

Quang cảnh diễn đàn có chủ đề “Khủng hoảng nhân lực tại Cộng hoà Liên bang Đức - Cơ hội và thách thức cho thanh niên Việt Nam” vừa được tổ chức tại Hà Nội.

Thiếu hụt nhân lực đang đặt áp lực lên nền kinh tế Đức, nhưng chính điều này lại mở ra cơ hội học tập, làm việc và định cư tại Đức cho các bạn trẻ Việt Nam. Giỏi tiếng Đức chính là lợi thế.

Ông Nguyễn Đắc Hoàn, Giám đốc Công ty Cổ phần Devis cho biết: “Muốn vào Đức làm việc, một số điều sau bắt buộc phải có: thứ nhất, hiểu ngành nghề mình muốn học để đi làm, tức là họ phải được tư vấn và hướng nghiệp; thứ hai, cần có ngoại ngữ bởi vì tiếng Đức là chìa khóa để giao tiếp tại đây; thứ ba, hiểu văn hóa Đức; thứ tư, phải có sự nỗ lực trong mọi công việc”.

Viện đào tạo và phát triển nhân lực BSW đã ký kết với Công ty Cổ phần Devis của Việt Nam trong đào tạo nghề và cung ứng nguồn nhân lực.

Tại diễn đàn, Viện đào tạo và phát triển nhân lực BSW - lớn nhất của bang Sachsen đã ký kết với Công ty Cổ phần Devis của Việt Nam trong việc đào tạo nghề và cung ứng nguồn nhân lực cho nước Đức.

Để thu hút lao động có tay nghề, chính phủ Đức đã tạo điều kiện cho người nước ngoài được nhập tịch chỉ sau 5 năm, thay vì 8 năm như trước đây. Dự báo đến năm 2035, nước Đức sẽ phải bổ sung thêm 7 triệu lao động. Nhiều chính sách cũng đang được áp dụng cho chương trình du học nghề như trợ cấp lương từ 25-35 triệu đồng/tháng. Số tiền này đủ cho chi phí ăn ở tại Đức.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 18/9, UBND quận Hà Đông đã tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với 33 hộ gia đình, cá nhân có nhà ở trong phạm vi hành lang kênh La Khê thuộc các phường Quang Trung, Hà Cầu (quận Hà Đông).

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 35 về việc xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức và chiến sĩ trong lực lượng vũ trang điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Đảo Lý Sơn bắt đầu có gió to, sóng lớn, biển động mạnh do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới. Từ 12h trưa nay, Quảng Ngãi sẽ cấm tất cả các tàu, thuyền ra biển hoạt động (bao gồm cả phương tiện vận tải hành khách tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn và ngược lại).

Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình bắt đầu hướng dẫn ngư dân neo đậu tàu thuyền, đồng thời triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân và phương tiện tại các khu vực tránh trú bão. Lệnh cấm biển bắt đầu có hiệu lực từ 0 giờ ngày 19/9.

Sáng 18/9, thông tin cụ thể về diễn biến áp thấp nhiệt đới, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo về hiện tượng lũ quét có thể xảy ra tại Trung Bộ.

Hồi 10 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,1 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 180km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 15km/h.