Đức triển khai lực lượng thường trực ở Litva

Bộ trưởng Quốc phòng Đức tiễn khoảng 20 binh sĩ tới Litva để chuẩn bị cho việc triển khai toàn bộ lữ đoàn Đức tới đây. Đây là lần đầu tiên nước này triển khai quân bên ngoài lãnh thổ.

Trong buổi lễ chia tay tại sân bay Berlin, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris gọi đây là thời khắc lịch sử, bởi đây là "lần đầu tiên Đức triển khai một đơn vị thường trực bên ngoài nước Đức".

Năm 2023, Đức và Litva đã đạt được thỏa thuận tăng cường sự hiện diện quân sự của Đức vào năm 2025, nhưng sau đó thời gian biểu đã thay đổi.

Đức triển khai lực lượng thường trực ở Litva

Năm 2016, tại hội nghị thượng đỉnh Warsaw, NATO thông qua chương trình Hiện diện tiền phương nâng cao, với mục đích tăng cường khả năng phòng thủ của các nước Baltic và Ba Lan.

Theo chương trình, bốn tiểu đoàn chiến đấu sẽ đóng quân ở các quốc gia này. Đức là quốc gia lãnh đạo tiểu đoàn đa quốc gia đóng quân tại Litva và các quốc gia khác bao gồm Bỉ, Pháp, Hà Lan, Croatia, Cộng hòa Séc đóng góp quân.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 8/4 tuyên bố sự hiện diện của quân đội  Đức có thể sẽ làm tình hình ở Litva trở nên căng thẳng hơn.

Nato và các thành viên EU có biên giới giáp với Nga tuyên bố sẽ tài trợ một phần cho việc đồn trú của khoảng 5000 quân Đức từ năm 2027, nhằm bảo vệ sườn phía Đông của NATO.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nga và Ukraine đều tuyên bố đã tấn công các cơ sở năng lượng và mục tiêu quân sự của nhau trong những ngày qua.

Lực lượng Houthi ở Yemen đã công bố một số hình ảnh cho thấy một máy bay không người lái MQ-9 của Mỹ bị bắn hạ trên không phận Yemen.

Trong bài phát biểu qua video tối ngày 27/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, Nga đã tấn công các mục tiêu là ngành năng lượng ở các vị trí khác nhau bao gồm cả cơ sở cung cấp điện và trung chuyển khí đốt, đặc biệt là những cơ sở khí đốt đảm bảo nguồn cung an toàn cho Liên minh châu Âu (EU).

Rạng sáng ngày 27/4, Nga đã tiến hành tấn công vào Kharkov. Hậu quả khiến 7 sĩ quan Séc cùng hàng trăm binh lính thiệt mạng.

Trong một cuộc phỏng vấn với đài Al Jazeera mới đây, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tái khẳng định quan điểm của Trung Quốc rằng đàm phán hòa bình là giải pháp khả thi duy nhất để giải quyết cuộc xung đột Nga - Ukraine, đồng thời kêu gọi tổ chức hội nghị hòa bình quốc tế để giải quyết cuộc xung đột này.

Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles đã đến thăm thành phố Lviv của Ukraine và công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 100 triệu USD cho Kiev.