Đừng cổ vũ cho sự lười biếng

Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội tại Quốc hội ngày 31/10, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị Chính phủ xem xét trình Quốc hội giảm giờ làm việc bình thường cho người lao động trong khu vực tư. Sau khi được đăng tải trên các phương tiện truyền thông, đề xuất này đã nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận.

Theo đó, quyền làm việc bao nhiêu tiếng một tuần là quyền cá nhân và lựa chọn của mỗi người, nhưng khi định luật hóa sẽ là vấn đề quản trị quốc gia. Đây cũng là vấn đề có diện tác động quá lớn, nên cần cân nhắc, bàn thảo kỹ lưỡng.

Chia sẻ với phóng viên Đài Hà Nội, một số doanh nghiệp cho biết, việc đơn hàng sau dịch Covid đang dần phục hồi mang lại niềm vui cho toàn công ty. Để đáp ứng tiến độ, đơn vị này đã điều chỉnh tăng ca, tăng giờ làm thêm của công nhân. Thêm việc đồng nghĩa với việc mọi người thêm thu nhập để trang trải cuộc sống. Do vậy, khi nghe tới đề xuất luật hoá việc giảm giờ làm ở khối doanh nghiệp tư, cả chủ cơ sở và người làm thuê đều nhiều tâm tư, thậm chí là lo lắng.

Đáng chú ý, đại biểu quốc hội Phạm Trọng Nghĩa nhấn mạnh, giảm giờ làm cũng đang là xu hướng tiến bộ của đa số các quốc gia trên thế giới. Với tâm lý của người lao động, ai cũng muốn tăng lương, tăng thu nhập, giảm giờ làm. Việt Nam hiện thuộc nhóm các nước đang phát triển, vì vậy để đạt được điều lý tưởng đó, không có cách nào khác là nỗ lực phấn đấu, cải thiện môi trường làm việc, cải tiến, ứng dụng công nghệ, nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, để cùng thúc đẩy năng suất, chất lượng, thay vì giảm giờ làm việc, đang được xem là biện pháp mang tính cơ học.

Trong những năm gần đây, sự tăng trưởng nhanh chóng của lĩnh vực tự động hóa, trí tuệ nhân tạo và các giải pháp làm việc từ xa đã mang lại hiệu quả và năng suất lao động cao hơn. Do đó, không thể phủ nhận nhu cầu và lợi ích của việc nâng cao năng suất lao động. Tuy nhiên, trước khi nâng cao năng suất lao động, có một điều mà các quốc gia và công dân của họ cần quan tâm nếu muốn phát triển, đó là phải làm việc thật trách nhiệm và chăm chỉ. Cổ vũ cho sự lười biếng sẽ kéo lùi sự phát triển của cả quốc gia.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 22/12, tuyến Metro số 1 đã chính thức vận hành trong niềm hân hoan của chính quyền và người dân TP.HCM, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng của thành phố.

Chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ sẽ mưa lớn tuần tới, trong khi đó miền Bắc mây nhiều và tiếp tục lạnh.

Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Trung ương đã dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra, làm hàng chục người dân thiệt mạng, hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp, cuốn trôi.

Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.