Đừng làm thay trẻ

Bằng việc làm thay, nhiều bậc cha mẹ đã vô tình lấy mất đi của con trẻ rất nhiều cơ hội để trẻ phát triển kỹ năng tự phục vụ và hình thành tính trách nhiệm trong nhân cách của mình.

Hãy dạy trẻ tự lập

Thức dậy đúng giờ, gấp chăn gối, đánh răng, rửa mặt và thay quần áo; cất giày dép, quần áo, đồ dùng đúng vị trí; xếp đặt sách vở ngay ngắn trên bàn học, giá sách; chuẩn bị đồ trước khi ra khỏi nhà, trước khi đi học; sử dụng được một số thiết bị như máy lạnh, máy sấy tóc, máy giặt; biết giúp đỡ ông bà, cha mẹ một số công việc nhà như lau dọn, rửa bát, giặt đồ, phơi đồ,… tất cả những việc được liệt kê đều vừa sức với trẻ.

Tùy từng lứa tuổi, bố mẹ nên dạy con làm những công việc phù hợp. Với trẻ em, tự lập đơn giản là tự ăn, tự chơi, tự ngủ, tự đi vệ sinh, tự mặc quần áo, tự đứng dậy khi ngã, tự mang ba lô của mình, tự giác học bài, tự biết tắm, tự làm một số việc nhà...

Từ tự biết chăm sóc bản thân, trẻ sẽ dễ dàng học cách biết bảo vệ mình, biết đưa ra những quyết định cho mình. Hãy để trẻ hiểu rằng đó là việc làm hết sức bình thường mà mình cần thực hiện.

Tùy từng lứa tuổi, bố mẹ nên dạy con làm những công việc phù hợp.

PGS.TS. Trần Thành Nam, Phó hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, cha mẹ đừng "tước" đi quyền được "khổ" của con, mà hãy để con tự làm một số việc vừa với sức của mình.

Ví dụ như các em bé từ 3-5 tuổi có thể tự đi lấy được thìa, bát đũa cho mình rồi, vì vậy, thay vì làm hộ trẻ, cha mẹ nên nhắc nhở để cho con tập thói quen tự phục vụ bản thân mình trong những việc phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

Đến giai đoạn 6 tuổi, các con sẽ phải học cách tự chuẩn bị cho góc học tập của mình. Bố mẹ phải để cho con biết tự xem thời khóa biểu và tự mình soạn sách vở, tài liệu học tập, dụng cụ học tập của buổi học sau dưới sự giám sát của bố mẹ.

Những kỹ năng tự phục vụ bản thân mình, tự kiểm soát cảm xúc của mình, giải quyết các vấn đề thường ngày trong cuộc sống, các mối quan hệ xã hội hay trong đời sống học tập… đó là những phẩm chất rất cần thiết để giúp đứa trẻ trở nên tự tin, tự lập và làm chủ được cuộc sống sau này.

Cha mẹ đừng tước đi quyền được "khổ" của con, mà hãy để con tự làm một số việc vừa với sức của mình.

Trẻ em trên thế giới tự lập như thế nào?

Nền giáo dục Nhật Bản được biết đến như một trường hợp thành công trong việc xây dựng tính tự giác cho trẻ nhỏ từ rất sớm, giúp các em có tinh thần tự lập, không ỉ lại vào bố mẹ.

Hình ảnh những em bé còn rất nhỏ tuổi đã tự biết xúc cơm ăn hoặc ngồi yên một chỗ và giữ trật tự khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng rất phổ biến tại Nhật Bản.

Trẻ em Nhật được dạy cách tự ăn, tự mặc quần áo, tự dọn đồ chơi, hay tự đi vệ sinh từ khi mới 3 tuổi. Lớn hơn, các em biết tự dọn dẹp phòng ngủ, sắp xếp đồ đạc cá nhân... Quan điểm phổ biến ở Nhật Bản cho rằng việc xây dựng tính tự lập cho trẻ không thể diễn ra trong một ngày, một buổi mà là quá trình lặp đi lặp lại, đòi hỏi sự kiên nhẫn của các bậc phụ huynh.

Trẻ em Nhật được dạy cách tự phục vụ bản thân từ khi mới 3 tuổi.

Ở Mỹ, tính tự lập được đánh giá rất cao và được xem là một trong những tính cách quan trọng nhất của một người. Từ việc ăn mặc, ăn uống, dọn dẹp phòng riêng đến tất cả những khía cạnh khác của cuộc sống, xã hội, cha mẹ đều ủng hộ và khuyến khích trẻ đưa ra quyết định riêng của mình.

Xã hội Mỹ cởi mở, khuyến khích thử và sai. Đây là một quan điểm tiến bộ và đáng học hỏi bởi những đứa trẻ được khuyến khích sáng tạo, làm những điều mới ngoài khuôn khổ, chấp nhận rủi ro để trưởng thành. Quan điểm nuôi dạy trẻ này áp dụng với những bé chỉ mới 3 - 4 tuổi.

Tại Mỹ, những em nhỏ 5 tuổi đã có thể tự tin và mạch lạc thể hiện quan điểm của bản thân, từ những việc như chọn môn học, thức ăn đến cách sắp xếp thời khóa biểu và trang phục. Khi lớn hơn một chút, trẻ có thể bàn luận về những vấn đề phức tạp như quan điểm luật pháp, chính trị.

Cha mẹ Hà Lan có cách dạy con rất đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả cao. Họ ưu tiên tính độc lập, khả năng phục hồi và giao tiếp cởi mở ở trẻ. Trong văn hóa Hà Lan, trẻ em được đặt ở vị trí trung tâm.

Người Hà Lan có một quy tắc “3R” có nghĩa là “nghỉ ngơi, sạch sẽ và gọn gàng”. Khi con mới chào đời, các bậc cha mẹ Hà Lan được khuyên nên hình thành cho trẻ những thói quen này. Trẻ em Hà Lan được sắp xếp một lịch trình hàng ngày rõ ràng, trẻ được ngủ nhiều giấc và ưu tiên sự ổn định.

Trẻ muốn phát triển tốt thì cần có sự tổ chức, khả năng dự đoán, nghỉ ngơi và sự sạch sẽ. Điều này mang lại cảm giác an toàn cho trẻ. Khi trẻ biết điều gì sẽ xảy ra, trẻ thấy an toàn và thoải mái hơn khi khám phá những điều chưa biết.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một nhóm sinh viên của Đại học Bách khoa Hà Nội đã nghiên cứu, chế tạo ra một thiết bị đeo tai đo sóng não, giúp lái xe tỉnh táo, chống ngủ gật.

Ngày 23/6, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ chuyển đề thi dự bị của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024 đến các Sở GD&ĐT trên cả nước.

Câu tục ngữ "yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi" vốn là một trong những đúc kết tư duy giáo dục từ lâu đời của ông cha. Mặc dù vậy, theo thời gian, quan điểm này đã bị hiểu sai và lạm dụng quá mức dẫn đến tình trạng gia tăng bạo hành ở trẻ em.

Bộ Công an đề nghị các hội đồng thi hướng dẫn thí sinh hạn chế tối đa việc mang vật dụng không cần thiết vào điểm thi.

Sáng 21/6, Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà làm việc với đoàn đại biểu Đại học Sydney do ông Mark Scott, Hiệu trưởng, làm trưởng đoàn nhân dịp sang làm việc tại Việt Nam.

Theo kế hoạch, chậm nhất ngày 2/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ công bố điểm các bài thi tuyển sinh vào lớp 10. Thí sinh có thể tải app HanoiOn hoặc truy cập hanoionline.vn để tra cứu điểm thi của mình.