Đường đê xuống cấp mất an toàn giao thông

Tuyến đê Yên Nghĩa đi về hướng quốc lộ 6 đã được Ban quản lý dự án quận Hà Đông đầu tư cải tạo và nâng cấp. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 300m đê chưa được cải tạo, hiện đang bị hư hại nghiêm trọng, gây mất an toàn cho người tham gia giao thông.

Những năm gần đây, lưu lượng phương tiện đi từ đường Tố Hữu lên tuyến đê Yên Nghĩa đi về hướng quốc lộ 6 rất đông nên nhiều đoạn đê đã bị xuống cấp.

Tuyến đê này đã được Ban quản lý dự án quận Hà Đông đầu tư cải tạo và nâng cấp. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 300m đê chưa được cải tạo, hiện đang bị hư hại nghiêm trọng, gây mất an toàn cho người tham gia giao thông, nhất là đối với người già và trẻ nhỏ.

Khoảng 300m đê chưa được cải tạo, hiện đang bị hư hại nghiêm trọng, gây mất an toàn cho người tham gia giao thông.

Đoạn đê xuống cấp nghiêm trọng nhất phải kể đến đoạn từ K22 đến K22+300 giáp quốc lộ 6 thuộc địa phận tổ dân phố 1, phường Yên Nghĩa. Khu vực này có nhiều đoạn sụt nứt, mặt đường có điểm chênh 20-25cm đe dọa sự mất an toàn giao thông cho người và phương tiện khi tham gia giao thông.

Ông Nguyễn Văn Phấn (trú tại xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội) chia sẻ: "Rất là nguy hiểm cho người dân đi lại, dân ở đây đa số người ta đi qua đây làm, về việc đường như thế này mà cũng chẳng biết hỏi ai".

Mặt đường có nhiều chỗ sụt nứt, đe dọa sự mất an toàn giao thông cho người và phương tiện khi tham gia giao thông.

Theo anh Trịnh Bá Trường (trú tại phường Yên Nghĩa, huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội): "Đê Yên Nghĩa bây giờ rất xấu đi lại vừa mấp mô, vừa gây nguy hiểm cho giao thông xe ô tô lúc nãy đi qua bị sập vào cái hố ga, ổ gà nó đâm vào, tí chết".

Đoạn đê tả sông Đáy qua địa phận phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông dài khoảng 3km. Hai bên lề đường cũng lún sâu do các phương tiện tránh nhau, nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông rất cao. Ngoài ra, đoạn dốc dài khoảng 40m nối từ mặt đê xuống quốc lộ 6 cũng xuống cấp không kém.

Bởi đoạn đường đê xuống cấp nghiêm trọng, nên hầu hết lái xe đều đi chậm và thận trọng khi di chuyển để bảo đảm an toàn, hạn chế xung đột với phương tiện đi ngược chiều. Đây cũng là đoạn thường xuyên xảy ra va chạm vì quá hẹp, hai xe ô tô con tránh nhau khó khăn.

Bởi đoạn đường đê xuống cấp nghiêm trọng nên hầu hết lái xe đều đi chậm và thận trọng khi di chuyển để bảo đảm an toàn.

Anh Nguyễn Chí Cường (trú tại xã Đông Phương Yên, huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội) cho hay: "Đường bây giờ quá nhiều ổ trâu, ổ gà anh ạ. Đoạn này hơn 1km từ đây đến đoạn chỗ trạm bơm Yên Nghĩa, quá nhiều ổ voi, ổ gà hai bên đường, nó bị sạt lở quá nhiều nên xe đi lại rất khó khăn".

Để bảo đảm an toàn cho người, phương tiện giao thông mỗi khi đi qua đây, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa cho người dân địa phương và khu vực lân cận. Cũng như đảm bảo an toàn tuyến đê trong phòng, chống bão lụt, khi mùa mưa lũ đang đến gần, đơn vị chủ quản là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân quận Hà Đông và các cơ quan chức năng cần sớm quan tâm, tu sửa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 5/7, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đã có buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm, Long Biên và huyện Đông Anh.

Câu chuyện loạn số nhà ở nhiều tuyến phố Hà Nội từ lâu đã là nỗi ám ảnh với nhiều người. Việc tìm đến đúng số nhà càng khó khăn hơn đối với những người mới "chân ướt chân ráo" ở nơi khác đến Hà Nội.

Tại Công văn số 2154, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn yêu cầu các quận, huyện, thị xã tiếp tục tăng cường công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng.

Việc thi công đường trục phía nam Thủ đô đoạn qua xã Phú Minh, huyện Phú Xuyên, đã phải tạm dừng từ cuối năm 2019 tới nay. 15 hộ dân vẫn chưa chấp nhận phương án đền bù.

Để phục vụ thi công hạng mục dốc hạ ngầm khu vực C đoạn dưới gầm cầu vượt nút giao Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã, thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội thông báo điều chỉnh luồng tuyến giao thông đi qua khu vực:

Sáng 05/07, Hội đồng nhân dân quận Cầu Giấy tổ chức kỳ họp thứ 12, quyết định phê duyệt nhiều nội dung quan trọng liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội của quận trong 6 tháng cuối năm 2024.