Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chạy xuyên Tết

Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) vừa ban hành kế hoạch phục vụ hành khách dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 phục vụ nhu cầu đi lại, vui chơi của người dân. Đáng lưu ý là tàu vẫn chạy xuyên Tết nhưng thời gian mở tuyến, đóng tuyến có sự điều chỉnh khác với biểu đồ hằng ngày.

Theo đó, ngày 7/2 (tức 28 tháng Chạp), thời gian mở tuyến 5 giờ 30, thời gian đóng tuyến 21 giờ; ngày 8/2 (29 Tết) mở tuyến 5 giờ 30, đóng tuyến 20 giờ 30; ngày 9/2 (30 Tết) mở tuyến 5 giờ 30, đóng tuyến 17 giờ; ngày 10/2 (mùng 1 Tết) mở chuyến 10 giờ, đóng tuyến 18 giờ; ngày 11/2 (mùng 2 Tết) mở chuyến 8 giờ 30, đóng tuyến 19 giờ 30; ngày 12/2 (mùng 3 Tết) mở tuyến 6 giờ 30, đóng tuyến 20 giờ 30; ngày 13/2 (mùng 4 Tết) mở tuyến 6 giờ, đóng tuyến 21 giờ. Các chuyến tàu những ngày này đều giãn cách chạy tàu 10 phút.

Sau hơn hai năm chính thức đi vào khai thác thương mại, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông  đã chứng minh bằng thực tiễn về tính ưu việt của phương thức vận tải nhanh, khối lượng lớn, văn minh và hiện đại; giúp thay đổi thói quen đi lại và từng bước tạo dựng văn hóa giao thông theo hướng văn minh, hiện đại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cục Đường bộ Việt Nam nhấn mạnh, trong dự thảo Luật đường bộ cũng đã bổ sung thêm các quy định về yêu cầu kinh doanh xe đưa đón học sinh, liên quan đến vụ việc trẻ tử vong do bị bỏ quên trên xe đưa đón học sinh tại tỉnh Thái Bình.

Quy định bổ sung giấy tờ được áp dụng đối với trường hợp ô tô đăng kiểm định kỳ, có sự thay đổi nhưng không được coi là cải tạo phương tiện.

Ttình trạng khai thác cát quá mức, thiếu kiểm soát đã khiến không ít khúc sông chảy qua Hà Nội bị biến dạng, đất canh tác ở bãi bồi ven sông bị cuốn trôi, nhà cửa bị sụt lún.

Hà Nội phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt trên 70% tổng sản phẩm nông nghiệp toàn Thành phố. Nhưng hiện nay, việc mở rộng đầu tư cho lĩnh vực này vẫn còn nhiều khó khăn.

Những phiên chợ và chuỗi sự kiện xúc tiến thương mại nông sản chính là cơ hội để tăng cường kết nối, đưa nông sản vùng miền tới gần hơn với người dân Thủ đô.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) kiến nghị áp giá sàn xuất khẩu gạo vì hai hợp đồng trúng thầu xuất khẩu gạo sang Indonesia với giá bình quân thấp hơn chỉ khoảng 15 USD/tấn so với giá thị trường gần 580 USD/tấn là vô lý.