Đường sắt đô thị: Đồng bộ hạ tầng là cần thiết
Hàng ngày, để đi được tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, chị Nguyễn Thị Huyền ở huyện Thanh Oai sẽ phải di chuyển hơn 10 km bằng xe máy để đến ga Yên Nghĩa. Việc phải tìm phương tiện đi lại giữa các điểm nhà ga đã khiến chị gặp không ít khó khăn. Việc này tạo tâm lý e ngại khi lựa chọn loại hình phương tiện công cộng mới này.
Chị Nguyễn Thị Huyền chia sẻ: "Mình đi xuống Hoàng Mai chẳng hạn, hoặc là muốn xuống sâu hơn nữa, nhưng điểm cuối cùng chỉ đến Cát Linh thôi. Nên nhiều khi mình đi vào thành phố, mặc dù rất muốn đi bằng phương tiện công cộng đấy, nhưng mà di chuyển như thế này thì mất quá nhiều lần lên xuống xe".
Mỗi sáng, tại điểm nhà ga Yên Nghĩa, quận Hà Đông, hàng trăm người đi xe máy đến đây và gửi lại bãi trông giữ xe được cấp phép gần đó để tiếp tục sử dụng đường sắt đô thị trên cao. Tuy nhiên bãi này luôn trong tình trạng quá tải.
Anh Lê Minh Khai, nhân viên trông xe, cho hay: "Ở đây đông lắm, sáng thì có các ông bà già đi khám chữa bệnh cũng gửi ở đây, rồi học sinh, sinh viên, người đi làm gửi. Cuối tuần thì vắng chứ ngày thường phải tầm 400 hơn 500 người. Ngày xưa thì cả ngày không vấn đề gì đâu nhưng giờ có thêm tuyến này thì cứ 8h30 - 9h00 thì bãi này luôn kín hết chỗ".
Cũng chính vì việc di chuyển đến các nhà ga còn gặp nhiều khó khăn nên nhiều loại hình dịch vụ mới đã nở rộ. Xe ôm trung chuyển, hay các điểm trông giữ xe máy trái phép phát sinh ngay tại nơi đặt biển cấm.
Chuyên gia giao thông, TS Khương Kim Tạo cho biết: "Nếu như bãi giữ xe mà chúng ta không có đầy đủ ở các ga tàu điện thì lượng khách đi sẽ ít hơn. Bởi vì người ta phải tính gửi xe ở đâu. Rồi đi tàu điện trên cao thì người ta phải tiếp tục chọn phương tiện gì để đi. Còn nếu không biết gửi ở đâu thì người ta phải đi bằng xe công nghệ hay taxi thì lại tốn kém quá. Vì thế lượng khách đi tàu điện trên cao sẽ suy giảm. Lượng khách đi tàu giờ vẫn chưa phải là cao, chưa phát huy được hết công năng của tàu điện trên cao".
Tới thời điểm này, sau ba năm đường sắt đô thị chính thức được vận hành tại Hà Nội, việc kết nối hạ tầng giao thông cho đường sắt đô thị vẫn còn rất nhiều hạn chế. Một khi vấn đề này chưa được giải quyết triệt để thì những dịch vụ trái phép vẫn sẽ tồn tại và phát sinh nhiều bất cập, khiến tàu điện trở nên kém thu hút với người dân hơn.
Trong tháng 11, chuyến bay thương mại đầu tiên của mẫu máy bay Airbus A321XLR đã được thực hiện. Mẫu máy bay này hứa hẹn sẽ mở ra những tuyến bay dài trước đây chưa từng được khai thác, đồng thời giảm chi phí nhiên liệu tới 30%.
Bên cạnh việc đưa A321XLR vào vận hành thương mại, mẫu máy bay A322 được Airbus thử nghiệm mới nhất đang thu hút sự chú ý của giới hàng không toàn cầu.
Phân khúc MPV tại Việt Nam hiện nay được rất nhiều người tiêu dùng quan tâm. Ngoài việc dùng để kinh doanh dịch vụ thì nhóm xe này cũng thu hút các gia đình Việt chọn mua xe lần đầu.
Công ty khởi nghiệp Vayve vừa giới thiệu mẫu xe điện chạy bằng năng lượng mặt trời siêu nhỏ chỉ 3 chỗ ngồi, được thiết kế dành riêng cho các thành phố mật độ giao thông cao.
Tàu điện Cát Linh – Hà Đông và đoạn trên cao của tuyến Metro Nhổn – Ga Hà Nội đã vận hành. Tuy nhiên, các dự án đường sắt đô thị này đang tồn tại khá nhiều bất cập, trong đó, yếu tố kết nối hạ tầng giao thông tạo sự thuận tiện cho người dân vẫn đang là một điểm nghẽn.
Ghế an toàn sẽ giúp giảm rất lớn nguy cơ tử vong hay chấn thương nghiêm trọng cho trẻ trong trường hợp không may xảy ra tai nạn. Không chỉ vậy, việc sử dụng ghế an toàn còn giúp trẻ hình thành thói quen ngồi đúng tư thế, bảo vệ cột sống và phát triển xương khớp một cách khỏe mạnh.
0