Đường sắt đô thị mở rộng không gian phát triển Thủ đô

Khai thác vận tải đường sắt đô thị là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của Thủ đô Hà Nội. Công tác quy hoạch, xây dựng đô thị gắn với hệ thống đường sắt đô thị theo mô hình TOD được kỳ vọng sẽ tạo ra không gian phát triển mới, giảm thiểu ùn tắc và bảo vệ môi trường.

Hai siêu đô thị của nước ta đã dành gần 145 tỷ đồng để xây dựng bốn tuyến đường sắt đô thị trong 13 năm qua. Nhưng đến nay, mới chỉ có tuyến Cát Linh - Hà Đông được đưa vào khai thác thương mại với chiều dài 13km, đạt 10,4% các tổng chiều dài mạng lưới cần đầu tư trước năm 2020.

Với diện tích tự nhiên là 3359,8km2, quy mô dân số dự kiến năm 2045 là 14,6 triệu người, Hà Nội sẽ hình thành đô thị cực lớn. Vì thế, việc xây dựng Thành phố theo hình thức TOD sẽ tăng hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông đáng kể… Tuy nhiên để đi vào thực hiện sẽ là cả một quá trình phức tạp. Và khó khăn nhất vẫn là nguồn lực tài chính để thực hiện và sự đồng thuận của cộng đồng các cư dân đô thị hiện hữu.

Ở Việt Nam, trong 5 năm trở lại đây, tổng thu từ đất chiếm khoảng 15% tổng thu ngân sách quốc gia, tức là khoảng 30% tổng thu ngân sách địa phương. Tổng thu này tương đương với các nước công nghiệp mới ngay dưới nhóm G7.

Điều khác biệt cơ bản là tổng thu từ đất của các nước công nghiệp mới là từ thuế tài sản, còn ở Việt Nam lại chủ yếu từ cơ chế nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để giao cho các dự án phát triển nhà ở theo cách thu tiền sử dụng đất ở sau khi trừ đi tiền sử dụng đất nông nghiệp đã chi trả cho bồi thường, hỗ trợ để giải phóng mặt bằng. Sự khác biệt này dẫn đến nguồn thu từ đất ở Việt Nam không bảo đảm tính bền vững. Vì thế, TOD phát triển còn giúp khai thác được quỹ đất tiềm năng, tránh lãng phí tài nguyên tĩnh vô cùng giá trị.

Theo các chuyên gia đô thị, để việc phát triển TOD đạt được hiệu quả cao cần một số điều kiện như hạn chế phát triển đô thị mới khu vực nội đô lịch sử và bảo tồn các giá trị lịch sử văn hóa, đã xây dựng hiện hữu. Phát triển TOD có tính chất hạn chế nhà cao tầng, ưu tiên phát triển không gian ngầm, các điểm TOD theo tiêu chí tái thiết cải thiện điều kiện cảnh quan, môi trường.

Hà Nội và TP.HCM đều chung ý định phát triển đô thị theo mô hình TOD dựa vào mạng lưới giao thông công cộng và tổ chức lại các đô thị tại các điểm nút giao thông công cộng. Đây là bước đi được kỳ vọng sẽ đem lại nhiều tích cực cho diện mạo thành phố và giải quyết nhiều vấn đề giao thông đô thị.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mới đây, một tài xế công nghệ tại Hà Nội đã nhận được cơn mưa lời khen với hành động cứu giúp một gia đình gặp nạn ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc.

4.100 tỷ đồng là số tiền thu được từ tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên phạm vi toàn quốc trong năm 2023.

Cứ mỗi buổi chiều, vỉa hè, thậm chí là cả lòng đường Tố Hữu đều biến thành điểm tập kết xe thu gom rác, gây ô nhiễm và mất mỹ quan đô thị nghiêm trọng.

Tại trạm trung chuyển rác thải ở thôn Diệp Mai, xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, đang diễn ra tình trạng đổ rác bừa bãi tràn cả xuống đồng ruộng, gây ô nhiễm môi trường.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các địa phương tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh đầu tư để tỷ lệ giải ngân đạt 95%, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đúng kế hoạch.

Nhân Ngày Gia đình Việt Nam (28/6), sáng 27/6, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm hỏi, gặp gỡ và động viên nhân dân làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây.