Đường sắt đô thị thay đổi thói quen tham gia giao thông

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã và đang làm thay đổi thói quen đi lại của người dân theo hướng tích cực.

Ngày 6/11/2021, dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông chính thức vận hành thương mại. Sau gần 3 năm vận hành, lượng hành khách đi lại trên tuyến đã tăng cao, chứng minh bằng thực tiễn về tính ưu việt của phương thức vận tải nhanh, khối lượng lớn, văn minh và hiện đại.

Sau gần 3 năm vận hành, lượng hành khách đi lại trên tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã tăng cao.

Nếu như thời gian đầu, hành khách đi lại trên tuyến chủ yếu là những người đi trải nghiệm thì hiện tại đã trở thành hành khách đi lại thường xuyên bằng vé tháng.

Trước đây, người dân chủ yếu sử dụng phương tiện cá nhân để tiếp cận các nhà ga của tuyến thì nay đã lựa chọn việc đi bộ hoặc sử dụng các phương tiện công cộng khác để tiếp cận các nhà ga.

Những điều này đã cho thấy rằng tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đã làm thay đổi thói quen đi lại của người dân theo hướng tích cực.

Nhiều hành khách đi lại trên tuyến để trải nghiệm nay đã đi lại thường xuyên bằng vé tháng.

Ngay từ 7 rưỡi sáng, chị Nguyễn Thị Hồng Huệ bắt đầu ra khỏi nhà đi làm. Từ nhà chị đến ga tàu Metro Nguyễn Trãi khoảng 800m. Vài tháng sau khi tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động, chị Huệ đã quyết định bỏ phương tiện cá nhân để di chuyển bằng tàu điện Metro từ nhà đến cơ quan.

Sau khi tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động, nhiều người dân đã bỏ phương tiện cá nhân để di chuyển bằng tàu điện Metro từ nhà đến cơ quan.

Dù không sống gần ga tàu như chị Huệ, chị Bình đã chọn giải pháp mua thêm một chiếc xe đạp gấp nhỏ gọn. Đây cũng là giải pháp được nhiều bạn trẻ lựa chọn với các loại phương tiện theo tiêu chí nhanh - gọn - nhẹ, dễ dàng đem theo lên tàu để thực hiện hành trình hàng ngày.

Mua thêm xe đạp gấp nhỏ gọn là giải pháp được nhiều người lựa chọn bởi dễ dàng đem theo lên tàu để thực hiện hành trình hàng ngày.

Có thể nói, đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động đã thay đổi thói quen đi lại, chuyển dịch từ sử dụng phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng.

Hiện nay, mỗi ngày có trên 35.000 hành khách sử dụng tuyến đường sắt này. Trong số đó, 47% là người đi làm, 45% là người đi học và 8% còn lại là đi lại với các mục đích khác.

Theo dự kiến, trong tháng 6 này, tuyến metro thứ hai của Hà Nội là tuyến Nhổn - ga Hà Nội sẽ đi vào hoạt động. Tuyến đường này được khởi công từ tháng 9/2010 và dự kiến hoàn thành vào năm 2016, nhưng đến nay đã chậm tiến độ 8 năm.

Rút kinh nghiệm từ những dự án chậm tiến độ, Hà Nội đang quyết liệt tìm cơ chế vượt trội đưa vào Luật Thủ đô để đẩy nhanh xây dựng hệ thống Metro.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dự kiến năm 2035, Hà Nội sẽ sử dụng xe buýt điện thay thế hoàn toàn xe buýt chạy bằng năng lượng hóa thạch. Đây là nội dung chính của dự thảo nghị quyết được lấy ý kiến để thông qua trong kỳ họp HĐND thành phố tới đây.

Thời gian qua, nhiều người dân đã rất bức xúc và phản ánh đến cơ quan chức năng về việc có nhiều người điều khiển xe máy cố tình đi vào làn đường dành cho ô tô trên Đại lộ Thăng Long, đặc biệt trong giờ cao điểm sáng.

Việc đón, trả khách tại địa điểm hẹn trước thay vì vào bến xe ngày càng diễn ra phổ biến. Nhiều lái xe biết là không được phép nhưng vẫn cố tình phạm luật.

Đến nay, 1.277 trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi do dịch Covid-19 đã được kết nối, đỡ đầu thông qua chương trình "Mẹ đỡ đầu" do Hội LHPN TP. Hà Nội triển khai.

Lãnh đạo Thành phố Hà Nội đã yêu cầu lực lượng công an và các quận, huyện triển khai các chương trình tuyên truyền, thực hành chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho người dân.

Sáng 20/6, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Dũng đã tới thăm, chúc mừng cơ quan đại diện Đài Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh.