Đường sắt Hà Nội phát triển tiện ích qua ứng dụng CNTT

Thời gian gần đây, các sản phẩm vận tải, dịch vụ mới của đường sắt đã mang đến những dịch vụ chất lượng cao, nhiều tiện ích hơn đến khách hàng, qua đó xây dựng hình ảnh đường sắt thân thiện, đẹp hơn trong mắt hành khách cả trong và ngoài nước đi tàu. Một trong số đó là hệ thống mã QR code, giúp hành khách thưởng thức ẩm thực vùng miền ngay trên tàu.

Theo Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội, ẩm thực phải gắn với địa danh, ví dụ món bê thui Cầu Mống (Quảng Nam), món bánh bột lọc (Huế), nên trước khi tàu đến ga có dừng đỗ tại địa danh này ít nhất khoảng 20 phút, nhân viên phải xác nhận xong đơn với khách. Quá thời gian này, trên hệ thống không thể hiện đặc sản tại địa danh này nữa mà chỉ thể hiện đặc sản địa danh kế tiếp trên hành trình tàu.

Đường sắt đã áp dụng quét mã QR đặt mua sản phẩm dịch vụ trên một số các đoàn tàu Thống Nhất như SE1/SE2, SE19/SE20 chặng Hà Nội - Đà Nẵng và các đoàn tàu trên tuyến Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai.

Hệ thống mã QR code giúp hành khách thưởng thức ẩm thực vùng miền.

Trên các toa ghế ngồi hoặc trong khoang giường ngủ sẽ dán các mã QR code, khách dùng điện thoại thông minh quét mã QR sẽ link vào trang web bán hàng. Trên trang này, hành khách có thể chọn mua đồ ăn, thức uống để dùng ngay trên tàu bằng cách tích vào đồ muốn mua. Hệ thống ghi nhận và báo về nhân viên toa xe, nhân viên sẽ đến gặp hành khách để xác nhận lại và báo nhân viên phục vụ ăn uống phục vụ sản phẩm đến hành khách.

Về giá thành, phía đường sắt cũng cam kết các chi nhánh vận tải làm việc với các nhà cung cấp để đảm bảo hàng chất lượng, giá cả hợp lý. Thời gian tới ngành đường sắt sẽ tiếp tục nghiên cứu hiệu quả mô hình QR code để mở rộng thêm nhiều chặng khác.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khoảng 18 giờ 15 ngày 21/4/2024, hầm đường sắt Bãi Gió qua đèo Cả đã được thông sau 10 ngày bị gián đoạn vì sự cố sạt lở.

Theo quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố sẽ xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị có tổng chiều dài 550km, mức đầu tư khoảng 40 tỷ USD. Với hệ thống đường sắt hiện đại được coi là “xương sống” của giao thông đô thị này, Hà Nội kỳ vọng sẽ giúp người dân dễ dàng di chuyển đến mọi vị trí trong thành phố, đủ năng lực thay thế phương tiện giao thông cá nhân.

Đã có rất nhiều người bị thương trong một vụ tai nạn giao thông đường thủy giữa một chiếc phà và một chiếc tàu chở 42 hành khách du lịch nước ngoài trên sông Tiền vào chiều hôm qua (19/04)

Trận mưa lớn vào ngày hôm qua (16/4) đã khiến cho sân bay lớn nhất Dubai ngập lụt, máy bay chìm trong biển nước và buộc phải chuyển hướng nhiều chuyến bay.

Phát hiện một thanh niên đang lao vào tàu hàng đang chạy, nhân viên đường sắt ở Đồng Nai đã nhanh trí chạy ra, kéo người này về khu vực an toàn.

Chỉ còn hơn 10 ngày nữa là đến 30/4-1/5, để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp này, các hãng hàng không dự kiến cung ứng khoảng 900.000 ghế trên các đường bay nội địa, bổ sung nhiều chuyến bay đêm để linh hoạt giá vé và lựa chọn cho hành khách.