Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được mong chờ
Nhiều năm nay, đường sắt đã có nhiều đổi mới nhưng với hạ tầng cũ kỹ, lạc hậu, tốc độ chạy tàu vẫn chưa được cải thiện. Với tốc độ chạy tàu như hiện nay, đi từ Hà Nội đến TP.HCM mất tới 34 giờ. Nếu có tuyến đường sắt tốc độ cao, thời gian được rút ngắn chỉ còn 5 giờ 30 phút.
Gắn bó với nghề lái tàu hơn 10 năm, anh Cao Việt Dũng, lái tàu SE1 Hà Nội – Sài Gòn ước mong được một lần ngồi trên ca bin lái con tàu hiện đại chạy dọc đất nước. Tay lái, ca bin tàu hỏa cũ kỹ này gắn bó với anh không biết bao nhiêu chuyến tàu với chặng đường hàng nghìn km. Quãng đường dài, tốc độ chạy tàu chậm nên với anh những ngày lễ tết được sum họp với gia đình vô cùng hiếm hoi.
Các khoang giường nằm, ghế hay thậm chí đến cả “chốn vệ sinh” vốn là nỗi ám ảnh kinh hoàng của khách ngày nào, giờ đây đang được cải tạo. Nhưng trên nền hạ tầng cũ kỹ hơn 100 tuổi thì để vận hành những chuyến tàu an toàn và sạch sẽ phải mất hàng chục nhân viên phục vụ, đội ngũ lái tàu lên đến 12 người thay phiên nhau để đảm bảo sức khỏe trong suốt hành trình.
Hành trình từ ga Hà Nội đến ga Sài Gòn đang mất tới 34 giờ, khiến cả hành khách và nhân viên phục vụ trên tàu mệt mỏi. Chính vì thế, rất ít hành khách đi cả hành trình từ Bắc vào Nam và ngược lại mà hành khách thường chọn những chặng ngắn. Một đơn vị lữ hành cũng ước ao có tuyến đường sắt nội địa tốc độ cao càng sớm càng tốt. Bởi từng mở nhiều tour du lịch ở nước ngoài, họ đã nhận thấy hiệu quả kích cầu du lịch và sự thuận tiện trong việc di chuyển của du khách.
Nếu tuyến đường sắt chạy tốc độ cao 350km/h sớm trở thành hiện thực, không chỉ mở ra một trang mới cho loại hình phương tiện công cộng mà còn tạo bước đột phá cho sự phát triển kinh tế và xã hội của nước nhà.
Thời điểm này là cao điểm tổ chức Đại hội chi bộ trực thuộc Đảng ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, công tác lựa chọn nhân sự là vấn đề được quan tâm.
Chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ sẽ mưa lớn tuần tới, trong khi đó miền Bắc mây nhiều và tiếp tục lạnh.
Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Trung ương đã dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra, làm hàng chục người dân thiệt mạng, hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp, cuốn trôi.
Chiều 22/12, Ban Chỉ đạo Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã tổ chức Hội nghị tổng kết, khen thưởng.
Lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập ngày 19/10/1946. Ngay sau khi ra đời, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (ngày 19/12/1946), Lực lượng vũ trang Thủ đô đã vào cuộc chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng.
Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".
0