Duy trì 22 biện pháp phòng vệ thương mại hàng nhập khẩu

Hết tháng 9/2024, Việt Nam đã tiến hành 30 cuộc điều tra phòng vệ thương mại và đang duy trì áp dụng 22 biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng nhập khẩu.

Đến nay, hàng xuất khẩu của Việt Nam đã phải đối mặt với 263 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại từ 25 thị trường, trong đó, đứng đầu là các vụ việc điều tra chống bán phá giá 144 vụ việc. Việc xử lý một cách thỏa đáng các vụ điều tra phòng vệ thương mại đã giúp các doanh nghiệp tận dụng và giữ vững được những kết quả trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Thời gian tới, công tác phòng vệ thương mại tiếp tục được đẩy mạnh với mục tiêu đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, giúp các ngành sản xuất trong nước phát triển và tạo ra giá trị gia tăng nhiều hơn cho nền kinh tế. Qua đó, nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế của doanh nghiệp Việt trên bản đồ thương mại toàn cầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 16/10, giá vàng thế giới đảo chiều tăng nhẹ. Trong khi đó, tại thị trường trong nước, giá kim loại quý này được duy trì ổn định.

Giá điện tăng thêm 4,8%, nâng tổng mức tăng giá điện gần hai năm qua lên tới trên 12%. Nhiều doanh nghiệp sản xuất đang phải tìm cách xoay xở để cắt giảm chi phí sản xuất trước áp lực tăng giá này.

Đóng cửa phiên giao dịch, cổ phiếu Nvidia tăng 2,4%, lên 138,07 USD, tương ứng tăng gần 180% tính từ đầu năm, đưa vốn hóa thị trường cán mốc 3.400 tỷ USD.

Vùng kháng cự 1.300 điểm đang là vùng kháng cự cứng của thị trường mà VN-Index liên tục gặp khó trong việc vượt qua. Thêm vào đó, thanh khoản có xu hướng giảm dần sau từng tháng, tính từ tháng 6, đang đặt ra câu hỏi lớn: Liệu thị trường có phá vỡ kháng cự 1.300 điểm trong tháng 10 hay không?

Thị trường chứng khoán hôm 15/10 tiếp tục gây thất vọng khi một lần nữa VN-Index leo lên 1.294 điểm rồi rơi tự do, kết phiên giảm hơn 5 điểm.

Tính đến hết tháng 8/2024, hơn 490.000 hợp đồng điện tử đã được chứng thực, với sự tham gia của gần 49.000 doanh nghiệp.