Duy trì hay 'khai tử' tuyến xe buýt nhanh BRT?

Gần đây, Sở Giao thông vận tải tiến hành gỡ bỏ biển báo làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh BRT để thay thế bằng biển phù hợp theo qui định, khiến nhiều người lầm tưởng thành phố quyết định tạm dừng khai thác tuyến BRT 01. Tuy nhiên, trong dự thảo điều chỉnh quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2045 tầm nhìn đến năm 2065 vừa được công bố, xe buýt nhanh vẫn được xác định là một trong những loại hình vận tải hành khách công cộng cần được ưu tiên phát triển.

BRT 01 là tuyến xe buýt nhanh đầu tiên và duy nhất của Hà Nội tính đến thời điểm này. Chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2017, tuyến 01 dài 14km, có lộ trình Kim Mã - Hà Đông. Theo đánh giá của Trung tâm quản lý giao thông công cộng thành phố, sau gần 7 năm đi vào hoạt động, tuyến BRT là tuyến hiệu quả nhất trong toàn mạng lưới gần 160 tuyến xe buýt nói chung của thành phố. Hành khách thường xuyên đi tuyến này cũng ghi nhận những đánh giá tích cực.

Sau gần 7 năm đi vào hoạt động, tuyến BRT là tuyến hiệu quả nhất trong toàn mạng lưới gần 160 tuyến xe buýt nói chung của thành phố

Bên cạnh đó, có không ít ý kiến cho rằng buýt nhanh BRT chưa thực sự hiệu quả, khi được dành riêng làn đường ưu tiên, chiếm nhiều diện tích đường, nhưng chuyên chở được ít, gây lãng phí hạ tầng giao thông vốn đã chật hẹp. Nhìn nhận khách quan, các chuyên gia cho rằng BRT hiện còn bất cập, chưa đạt được mục tiêu là do chưa được ưu tiên theo đúng thiết kế.

Theo quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô giai đoạn 2011 đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 trước đây, Hà Nội sẽ có 11 tuyến buýt nhanh BRT với tổng chiều dài khoảng 316km. Đến nay sau 12 năm thực hiện, thành phố mới thực hiện được một tuyến là tuyến BRT 01, đạt khoảng 4,4% nhu cầu.

Hiện Sở GTVT đang giao Trung tâm quản lý giao thông công cộng thành phố chủ trì phối hợp với Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội, Tổng công ty vận tải Hà Nội tổ chức khảo sát và phỏng vấn hành khách, đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động của tuyến buýt nhanh này sau gần 7 năm đi vào hoạt động. Trước mắt, về quan điểm, theo Sở GTVT vẫn cần tiếp tục duy trì hoạt động loại hình BRT, cùng với đó là kết hợp cải thiện các giải pháp về tổ chức giao thông phù hợp./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong chương trình công tác tại Lào Cai, chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và dự khởi công dự án nhà ở xã hội tại thành phố Lào Cai.

Sáng ngày 22/12, Thành ủy - Hội đồng nhân dân - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc gặp gỡ trang trọng gần 300 đại biểu trí thức hàng đầu đại diện cho đội ngũ trí thức của toàn thành phố. Đây là dịp để lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh lắng nghe những ý kiến, đề xuất, hiến kế của đại biểu trí thức trên các lĩnh vực.

Công an quận Cầu Giấy vừa cho ra mắt mô hình "Xe máy chữa cháy lưu động của lực lượng an ninh trật tự tại cơ sở". Đây được kỳ vọng là mô hình sẽ tăng thêm sức mạnh cho lực lượng chữa cháy tại chỗ, đặc biệt là khi vụ cháy xảy ra ở những con ngõ sâu, ngõ nhỏ.

Sáng 22/12, tuyến Metro số 1 đã chính thức vận hành trong niềm hân hoan của chính quyền và người dân TP.HCM, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng của thành phố.

Chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ sẽ mưa lớn tuần tới, trong khi đó miền Bắc mây nhiều và tiếp tục lạnh.

Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Trung ương đã dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra, làm hàng chục người dân thiệt mạng, hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp, cuốn trôi.