EU gia tăng cảnh báo ATTP đối với nông sản Việt

Nửa đầu năm nay, Việt Nam nhận 57 cảnh báo từ EU về an toàn thực phẩm (ATTP) và kiểm dịch động, thực vật đối với nông sản, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm 2023. Trong số này, TP.HCM chiếm nhiều nhất với 23 cảnh báo.

Các mặt hàng nông sản, thực phẩm, thủy sản của Việt Nam bị EU cảnh báo thời gian qua bao gồm: rau, quả, gia vị và sản phẩm có nguồn gốc thực vật (tsanh long, ớt, quế, đậu bắp, chôm chôm,…); Sản phẩm thủy sản (cá, mực, tôm, ếch, ngao…); sản phẩm chế biến khác (tinh dầu húng quế, mứt dừa, bánh phở…)...

Việc EU tăng số lượng cảnh báo khiến tần suất kiểm tra biên giới của nông sản tăng

Để giảm thiểu tình trạng bị cảnh báo an toàn thực phẩm, cơ quan chức năng khuyến nghị các vùng trồng, vùng nuôi cần tuân thủ các quy định của Việt Nam về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh; tuân thủ và cập nhật biện pháp về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh của thị trường nhập khẩu.

Các doanh nghiệp, cơ sở đóng gói, sơ chế, chế biến cần tuân thủ và thường xuyên cập nhật các quy định của Việt Nam và thị trường nhập khẩu về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh trong quá trình sản xuất.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán yêu cầu nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp phải giao dịch tối thiểu 10 lần/quý trong 4 quý gần nhất và có thu nhập tối thiểu 1 tỷ đồng/năm trong 2 năm gần nhất.

Kết phiên ngày 17/9, VN-Index tăng 19,69 điểm, tương đương 1,59%, lên xấp xỉ 1.259 điểm.

Tổng cục Thuế vừa có công văn hướng dẫn miễn giảm, gia hạn tiền thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cho người dân, doanh nghiệp sau bão lũ.

Bộ Tài chính yêu cầu các tỉnh xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng tình trạng khẩn cấp, thiên tai để tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý nhằm trục lợi.

Giá vàng thế giới tăng vọt lên mức cao kỷ lục trong phiên giao dịch đầu tuần, chạm gần mốc 2.600 USD/ounce.

Báo cáo của Ủy ban Cạnh tranh Ấn Độ cung cấp chi tiết rằng các chi nhánh tại Ấn Độ của 5 công ty gồm Samsung, Xiaomi, Motorola, Realme và OnePlus đã tham gia vào hoạt động độc quyền ra mắt điện thoại trong sự thông đồng với Amazon, vi phạm luật cạnh tranh.