EU, Mỹ khó ngăn được xe điện Trung Quốc nhờ tăng thuế
Nhằm ngăn chặn các hãng xe tới từ Trung Quốc mở rộng thị trường và bảo vệ các hãng xe nội địa, tháng 5/2024, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã quyết định nâng gấp 4 lần thuế nhập khẩu, lên mức hơn 100% đối với các loại xe điện của Trung Quốc.
Dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, việc tăng thuế là hành động bảo hộ ngắn hạn. Hành động này có thể trì hoãn, làm chậm sự xâm nhập của xe điện Trung Quốc nhưng không thể ngăn cản hoàn toàn các nhà sản xuất Trung Quốc bắt đầu kinh doanh xe điện tại Mỹ.
Chinh phục thị trường Mỹ là mục tiêu của không ít các thương hiệu Trung Quốc, song chưa có hãng nào thực sự thành công. Tuy nhiên, những năm gần đây, chất lượng ô tô điện Trung Quốc đã được cải thiện, giá cả phải chăng cùng với nhiều tùy chọn về mẫu mã, trang bị khiến người dùng thay đổi góc nhìn.
Bên cạnh đó, vào ngày 12/6, Ủy ban Châu Âu (EC) tuyên bố xe điện Trung Quốc nhập khẩu vào EU sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu tạm tính cao nhất tới 38,1% bắt đầu từ ngày 4/7 tới. Trước đó, mức thuế áp dụng cho xe điện nhập khẩu vào châu Âu chỉ ở mức 10%.
Tuy nhiên, không phải mọi nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đều bị áp mức thuế cao như vậy, một số hãng sẽ vẫn được hưởng mức thuế thấp hơn. Theo EC, điều này tuỳ thuộc vào sự hợp tác của từng hãng xe trong cuộc điều tra chống bán phá giá đối với xe điện Trung Quốc khởi động từ cuối năm ngoái.
Ông Valdis Dombrovskis - Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu cho biết: "Việc áp thuế cao hơn vài chục % đối với xe ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc là do nguy cơ gây ra thiệt hại kinh tế cho các nhà sản xuất xe điện ở châu Âu. Đây là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo sự công bằng với các thương hiệu của châu Âu."
Vấn đề bán phá giá xe điện cũng gây lo ngại ở các nước ngoài EU. Đồng thời, nhiều quốc gia đang nỗ lực để đảm bảo rằng Trung Quốc không thống trị toàn cầu về ô tô điện và các sản phẩm công nghệ xanh khác.
Theo báo cáo của Liên minh châu Âu vào tháng 10/2023, xe điện Trung Quốc đang chiếm 8% doanh số bán hàng trên toàn thị trường EU và dự kiến sẽ tăng nhanh thị phần lên 15% vào năm 2025. EU cũng tin rằng, sự xuất hiện của xe điện Trung Quốc giá rẻ đang kéo giá của các loại sản phẩm xe điện châu Âu xuống khoảng 20%.
Việc áp mức thuế suất cao có thể buộc các công ty Trung Quốc phải hành động nhanh hơn để thành lập hoạt động sản xuất tại địa phương hoặc liên doanh với các công ty khác nhằm mục đích giảm chi phí xuất khẩu. Những động thái như vậy gợi nhớ đến cách các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản như Toyota Motor và Nissan Motor cũng như Hyundai Motor của Hàn Quốc, bao gồm cả Kia Motors, khi thâm nhập vào thị trường Mỹ và EU trong những thập kỷ gần đây.
Xu hướng chuyển sang xe điện đang ngày càng trở nên phổ biển trên thế giới, minh chứng bằng việc doanh số xe điện và xe hybrid trên toàn cầu những tháng gần đây ghi nhận mức tăng trưởng rõ rệt ở nhiều khu vực, đặc biệt là tại Trung Quốc.
Tháng 10 trôi qua, thị trường xe nước ta cũng có nhiều dấu hiệu khởi sắc bởi một số hãng xe có chương trình giảm giá để thu hút khách hàng dịp cuối năm. Tuy nhiên, trong top 10 xe bán chạy thì cái tên dẫn đầu vẫn không thay đổi so với tháng 9.
Cuộc chạy đua giảm giá có thêm Mitsubishi, khi mới đây hãng xe Nhật này tung ra khuyến mãi cho tất cả các dòng xe, cả nhập khẩu lẫn lắp ráp, bằng hình thức ưu đãi lệ phí trước bạ hoặc phụ kiện.
Theo báo cáo mới công bố của Tổng cục Thống kê, trong tháng 10 vừa qua, ước tính có tổng cộng hơn 56.300 ô tô mới được bổ sung cho thị trường Việt Nam. Con số này bao gồm cả xe sản xuất trong nước và xe nhập khẩu, tăng nhẹ 3,3% so với tháng 9.
Sức hút của xe Toyota Prado là điều không bàn cãi bởi xe luôn trong tình trạng khan hàng, các đại lý đều không có xe giao ngay. Tuy nhiên, nhân viên đại lý hãng Toyota vẫn có thể giao xe cho những ai muốn sở hữu sớm bằng chiêu trò rất bất ngờ.
"Bia kèm lạc" - một khái niệm ví von để nói đến việc người có nhu cầu mua ô tô nếu muốn lấy được xe sớm, màu đẹp phải bỏ thêm tiền mua gói phụ kiện hoặc trả thêm tiền, đã trở thành hiện tượng phổ biến mỗi khi đi mua xe.
0