EU nỗ lực giảm tiêu thụ than vì mục tiêu khí hậu

Dù dỡ bỏ tất cả hạn chế với các nhà máy nhiệt điện để ứng phó với nguồn cung khí đốt thiếu hụt, nhưng đến nay các nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU) vẫn không có dấu hiệu tăng đầu tư vào các dự án than. Cơ quan Năng lượng Quốc tế nhận định, mức tiêu thụ than của Châu Âu có thể giảm xuống dưới mức của năm 2020 vào năm 2025 khi dòng năng lượng tái tạo nhanh chóng đổ vào lưới điện và những nỗ lực kiểm soát khí phát thải CO2 có hiệu lực.

Hôm 18/12, EU đã đạt được thỏa thuận về việc cải tổ thị trường carbon, đáng chú ý là mục tiêu cắt giảm khí phát thải trong ngành sản xuất điện. Theo đó, EU yêu cầu khoảng 10.000 nhà máy, đặc biệt là nhà máy điện than phải mua giấy phép khí CO2 gây ô nhiễm. Động thái này được kỳ vọng có thể giúp Châu Âu đạt mục tiêu cắt giảm 62% lượng khí thải so với mức của năm 2005 vào năm 2030. 

Cùng với đó, EU tiếp tục thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sạch và đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, với thỏa thuận xây dựng đường dây tải điện chạy ngầm dưới Biển Đen, để truyền tải điện từ các trang trại điện gió ở biển Caspi tới châu Âu.

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula Von Der Leyen khẳng định thỏa thuận sẽ giúp EU xích lại gần hơn các đối tác tại khu vực Bắc Kavkaz, đồng thời hỗ trợ Châu Âu thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sạch. Ngoài ra, thỏa thuận cũng sẽ giúp Gruzia trở thành một trung tâm năng lượng và kết nối với thị trường điện nội khối của EU. 

Theo một số chuyên gia, trong ngắn hạn, áp lực của EU đối với nguồn cung của Nga không dễ chấm dứt sớm, cho nên nhiều khả năng nhu cầu về than tại Châu Âu sẽ tiếp tục tăng trong năm 2023. Nhưng với những bước tăng tốc phát triển năng lượng tái tạo, lượng than tiêu thụ ở Châu Âu sẽ giảm mạnh, chậm nhất là vào năm 2024.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngay khi Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) thông báo lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel cùng một thủ lĩnh của lực lượng Hamas, cộng đồng quốc tế đã đưa ra những phản ứng trái chiều.

Theo hãng thông tấn TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga luôn ưu tiên và hiện đã sẵn sàng giải quyết mọi tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tuy nhiên cũng nhấn mạnh nước này đã sẵn sàng cho mọi kịch bản.

Người phát ngôn Nhà Trắng, bà Karine Jean-Pierre cho biết Mỹ không có ý định sửa đổi học thuyết hạt nhân sau khi Nga đưa ra học thuyết hạt nhân sửa đổi.

Dữ liệu mới nhất từ Văn phòng Thống kê Quốc gia của Anh cho thấy tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 10 tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng qua, củng cố kỳ vọng của thị trường rằng sẽ không có đợt cắt giảm lãi suất nào khác trong năm nay.

Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11, sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22/11 cho biết nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.