EU thông qua lệnh trừng phạt mới chống Nga
Các biện pháp trừng phạt mới nhất bao gồm các hạn chế xuất khẩu chặt chẽ hơn đối với các loại hàng hóa, phần mềm và công nghệ có thể được sử dụng cho cả ứng dụng dân sự và quân sự, cũng như "các biện pháp chống lại thông tin sai lệch”. Khối này cũng đồng ý áp đặt các hạn chế mới đối với các cá nhân và tổ chức được cho là đang hỗ trợ hoạt động quân sự, “tuyên truyền hoặc vận chuyển máy bay không người lái do Nga sử dụng” ở Ukraine.
“EU luôn đoàn kết với Ukraine và người dân Ukraine. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine cho đến chừng nào xung đột kết thúc”, Thủ tướng Thụy Điển cho biết.
Tuyên bố này lặp lại cụm từ “tới chừng nào xung đột kết thúc” được Tổng thống Joe Biden và các quan chức Mỹ khác sử dụng trong những ngày gần đây để nhắc lại sự ủng hộ của Washington đối với Ukraine. Và cũng như các nhà lãnh đạo Mỹ, EU không xác định cụ thể thời gian ủng hộ sẽ kéo dài bao lâu.
Mỹ, Anh, Australia và New Zealand trước đó đã công bố các biện pháp trừng phạt chống Nga mới vào sáng sớm ngày 24/2. Các thành viên EU được cho là đã tranh luận trong ngày thứ ba liên tiếp để đạt được thỏa thuận về các biện pháp trừng phạt mới, một phần nguyên nhân là do sự bế tắc giữa Ba Lan và Italy về những hạn chế mới đối với nhập khẩu cao su.
Bất chấp việc các nhà lãnh đạo phương Tây nhấn mạnh rằng các biện pháp trừng phạt này “đang hoạt động hiệu quả”, nền kinh tế Nga chỉ giảm 2,1% vào năm ngoái, ít nghiêm trọng hơn nhiều so với mức 11,2% mà Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán vào tháng 4/2022. Với doanh thu từ năng lượng cao hơn so với trước khi xung đột bắt đầu, nền kinh tế của Nga được dự đoán sẽ tăng trưởng nhanh hơn so với Vương quốc Anh trong năm nay.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết hôm 24/2 rằng các biện pháp trừng phạt nhằm “gây đau khổ cho Nga” đã phản tác dụng với các quốc gia phương Tây. “Họ đã tính toán sai và nền kinh tế Nga tỏ ra mạnh mẽ hơn nhiều so với những gì phương Tây mong đợi,” ông nói trong bài phát biểu thường niên trước các nhà lập pháp của đất nước.
Ngay khi Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) thông báo lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel cùng một thủ lĩnh của lực lượng Hamas, cộng đồng quốc tế đã đưa ra những phản ứng trái chiều.
Theo hãng thông tấn TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga luôn ưu tiên và hiện đã sẵn sàng giải quyết mọi tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tuy nhiên cũng nhấn mạnh nước này đã sẵn sàng cho mọi kịch bản.
Người phát ngôn Nhà Trắng, bà Karine Jean-Pierre cho biết Mỹ không có ý định sửa đổi học thuyết hạt nhân sau khi Nga đưa ra học thuyết hạt nhân sửa đổi.
Dữ liệu mới nhất từ Văn phòng Thống kê Quốc gia của Anh cho thấy tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 10 tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng qua, củng cố kỳ vọng của thị trường rằng sẽ không có đợt cắt giảm lãi suất nào khác trong năm nay.
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11, sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22/11 cho biết nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
0