FAO cảnh báo về khủng hoảng lương thực trầm trọng ở Sudan

Một quan chức cấp cao của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cho biết, gần 18 triệu người ở Sudan, tương đương khoảng 40% dân số cả nước, hiện đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng. Nạn đói chưa từng có này có thể lan rộng khắp đất nước nếu không có sự can thiệp khẩn cấp.

Xung đột ở Sudan đã kéo dài hơn một năm tại 11/18 bang của nước này. Cơ sở hạ tầng nông nghiệp bị hư hại nghiêm trọng, dẫn đến diện tích đất canh tác giảm đáng kể. Một số lượng lớn người dân đã phải rời bỏ nhà cửa. Hạt giống và thuốc trừ sâu tăng giá. Hậu quả là sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề.

Chưa đến 5% dân số trên toàn lãnh thổ Sudan được cung cấp bữa ăn đầy đủ hàng ngày.

Theo dữ liệu từ FAO, sản lượng ngũ cốc của Sudan, bao gồm cả lúa mì, đã giảm 46% so với năm 2023. Điều này khiến giá lương thực ở quốc gia này tăng 60% vào năm ngoái, và tiếp tục tăng từ 50 đến 100% trong năm nay. Có chưa đến 5% dân số cả nước được cung cấp bữa ăn đầy đủ hàng ngày.

Sản xuất nông nghiệp tại Sudan bị ảnh hưởng nặng nề.

Theo báo cáo của Liên hợp quốc, Sudan đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nạn đói nghiêm trọng nhất thế giới. FAO cho rằng trước cuộc khủng hoảng nghiêm trọng như vậy, chỉ cung cấp lương thực và hỗ trợ tài chính cho Sudan là không đủ để bù đắp cho sự thiếu hụt trong sản xuất lương thực. Cần thực hiện nhiều biện pháp can thiệp nông nghiệp khác nhau như cung cấp hạt giống chất lượng cao nhằm giúp nông dân địa phương tiếp tục sản xuất,  hỗ trợ vắc-xin để duy trì sự sống của vật nuôi.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngay khi Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) thông báo lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Israel cùng một thủ lĩnh của lực lượng Hamas, cộng đồng quốc tế đã đưa ra những phản ứng trái chiều.

Theo hãng thông tấn TASS, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga luôn ưu tiên và hiện đã sẵn sàng giải quyết mọi tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tuy nhiên cũng nhấn mạnh nước này đã sẵn sàng cho mọi kịch bản.

Người phát ngôn Nhà Trắng, bà Karine Jean-Pierre cho biết Mỹ không có ý định sửa đổi học thuyết hạt nhân sau khi Nga đưa ra học thuyết hạt nhân sửa đổi.

Dữ liệu mới nhất từ Văn phòng Thống kê Quốc gia của Anh cho thấy tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 10 tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng qua, củng cố kỳ vọng của thị trường rằng sẽ không có đợt cắt giảm lãi suất nào khác trong năm nay.

Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11, sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22/11 cho biết nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.