FED duy trì lãi suất, kinh tế toàn cầu bị tác động

Trong cuộc họp đầu tháng 5, Cục dự trữ liên bang Mỹ FED đã quyết định tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản hiện nay ở mức từ 5,25 đến 5,5% để kiềm chế lạm phát. Việc FED duy trì mức lãi suất cao khiến đồng USD tăng giá và gây ra nhiều tác động đến nền kinh tế của Mỹ cũng như toàn cầu.

Khả năng FED hạ lãi suất vẫn còn xa

Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ FED Jerome Powell khẳng định cơ quan này tiếp tục kiên trì mức lãi suất hiện nay là do tỷ lệ lạm phát đã giảm trong năm qua, nhưng chưa đạt được mục tiêu 2% như kỳ vọng.

Bằng cách giữ lãi suất cho vay ở mức cao, FED đang hy vọng hạ nhiệt nền kinh tế và giảm áp lực đẩy giá lên cao.

Bằng cách giữ lãi suất cho vay ở mức cao, FED đang hy vọng hạ nhiệt nền kinh tế và giảm áp lực đẩy giá lên cao. Tuy nhiên, với tình trạng lạm phát ở Mỹ ngày càng kéo dài hơn dự kiến, ngân hàng này đang phải đối mặt với những câu hỏi về động thái tiếp theo của mình. Trước các dự đoán khác nhau, ông Jerome Powell khẳng định FED sẽ duy trì mức lãi suất này cho tới khi lạm phát có tiến triển rõ ràng.

Chúng tôi không kỳ vọng việc giảm lãi suất là phù hợp cho tới khi có niềm tin lớn hơn về việc lạm phát đang giảm bền vững về mức 2%. Cho tới nay, các dữ liệu kinh tế Mỹ chưa cho thấy dấu hiệu này. Có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn dự kiến.

Ông Jerome Powell - Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED).

FED sẽ không hạ lãi suất sớm, tuy nhiên, Chủ tịch FED cũng để ngỏ khả năng việc hạ lãi suất 1 hoặc 2 lần trong năm nay, tùy thuộc vào dữ liệu. Phần lớn phố Wall nghiêng về phương án FED hạ lãi suất 1 lần vào tháng 9 hoặc tháng 11.

Ông Brian Coulton, Nhà kinh tế trưởng tại Fitch Ratings, Mỹ, nhận định: “tuyên bố này thừa nhận một cách rõ ràng sự suy giảm gần đây của động lực lạm phát. Kiên nhẫn hiện là khẩu hiệu của FED và khả năng cắt giảm lãi suất ít hơn hoặc không cắt giảm trong năm nay đang gia tăng”.

Theo nhận xét của các chuyên gia, điểm tích cực nhất với thị trường trong cuộc họp lần này là mặc dù FED không hạ lãi suất, nhưng Chủ tịch Jerome Powell đã gợi mở về khả năng lãi suất tại Mỹ hiện nay đã ở mức đỉnh, có nghĩa là khả năng FED tăng lãi suất là khó xảy ra.

Chủ tịch Jerome Powell đã gợi mở về khả năng lãi suất tại Mỹ hiện nay đã ở mức đỉnh, có nghĩa là khả năng FED tăng lãi suất là khó xảy ra.

Tâm lý nhà đầu tư đã được cải thiện phần nào sau khi giới chức FED quyết định giữ nguyên lãi suất. Nhiều nhà đầu tư cho rằng FED thận trọng như vậy là đúng.

Trong cuộc họp lần này, FED cũng đưa ra thông điệp dễ thở hơn với khối ngân hàng và thị trường tài chính. Đó là giảm tỷ lệ siết chặt định lượng, hay có thể hiểu là nới lỏng hơn dòng tiền vào nền kinh tế. Kể từ tháng 6 tới, cơ quan này sẽ chỉ giữ 25 tỷ USD trái phiếu chính phủ đáo hạn mà không thay thế chúng bằng các trái phiếu kỳ hạn mới, giảm từ mức 60 tỷ USD so với kế hoạch cũ.

Kể từ mùa hè năm 2022, mỗi tháng FED đã để 60 tỷ USD trái phiếu chính phủ đáo hạn mà không tái đầu tư. Ý tưởng là để giảm lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế, hạ nhiệt phần nào lạm phát.

Quá trình siết chặt này đã làm giảm lượng tiền trong hệ thống ngân hàng, dẫn tới lãi suất cao và điều kiện tiền tệ thắt chặt hơn, khiến một số ngân hàng nhỏ rơi vào khủng hoảng thanh khoản.

Quá trình siết chặt này đã làm giảm lượng tiền trong hệ thống ngân hàng, dẫn tới lãi suất cao và điều kiện tiền tệ thắt chặt hơn, khiến một số ngân hàng nhỏ rơi vào khủng hoảng thanh khoản.

Theo các chuyên gia, việc FED giảm tốc độ siết chặt định lượng có nghĩa FED sẽ không thu thêm tiền về từ nền kinh tế nhiều như trước nữa. Biện pháp này sẽ khiến các ngân hàng có thêm tiền dự trữ, tăng thanh khoản, từ đó thúc đẩy cho vay và tái đầu tư. Đây là một biện pháp được coi là nhẹ nhàng và đưa thị trường tài chính dần trở về mức tự nhiên hơn. Đây cũng được coi là bước thử của FED trước khi tính tới việc hạ lãi suất và hạ như thế nào.

Kinh tế Mỹ giảm tốc, lạm phát tăng trở lại

Theo các báo cáo, tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý 1 năm nay yếu hơn nhiều so với dự báo của giới chuyên gia kinh tế, trong khi giá tiêu dùng tăng 3,5%, tăng trưởng việc làm chậm lại đáng kể trong tháng tháng 4. Ngoài ra, một báo cáo công bố đầu tuần này của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết thâm hụt tài chính của Mỹ vẫn tăng mạnh. Tất cả những yếu tố này sẽ khiến cho nỗ lực kiểm soát lạm phát của FED càng khó thực hiện.

Theo các báo cáo, tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý 1 năm nay yếu hơn nhiều so với dự báo của giới chuyên gia kinh tế.

Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ, tăng trưởng GDP của Mỹ trong quý 1 đạt 1,6%, thấp hơn mức tăng 2,4% mà các chuyên gia dự báo trước đó. Không chỉ thấp hơn nhiều so với dự báo, kết quả tăng trưởng GDP quý 1 năm nay còn cho thấy xu hướng giảm tốc so với mức tăng trưởng 3,4% trong quý 4 và 4,9% trong quý 3/2023.

Cũng theo báo cáo trên, tiêu dùng của người Mỹ chỉ tăng 2,5% trong quý 1, giảm so với mức tăng 3,3% trong quý 4 và thấp hơn mức ước tính 3% của giới chuyên gia.

Theo báo cáo, tiêu dùng của người Mỹ chỉ tăng 2,5% trong quý 1, giảm so với mức tăng 3,3% trong quý 4 và thấp hơn mức ước tính 3% của giới chuyên gia.

Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE), một thước đo lạm phát quan trọng đối với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, tăng với tốc độ 3,4% hàng năm trong quý 1. Chỉ số PCE lõi, không bao gồm thực phẩm và năng lượng, tăng ở mức 3,7% trong quý, và cả hai chỉ số này đều cao hơn mục tiêu 2% của FED.

Đây là một báo cáo xấu, với tốc độ tăng trưởng chậm hơn dự kiến và lạm phát cao hơn dự kiến. Sắp đến lúc việc cắt giảm lãi suất bị đẩy hoàn toàn ra khỏi kỳ vọng của nhà đầu tư.

Ông David Donabedian - Công ty CIBC Private Wealth US, Mỹ.

Những báo cáo việc làm vừa được công bố tại Mỹ đã xác nhận những lo ngại của giới chức FED. Mặc dù thị trường lao động đã phần nào hạ nhiệt trong tháng 4, khi số việc làm mới trong lĩnh vực tư nhân và số cơ hội việc làm đều giảm, tuy nhiên, chi phí lao động gia tăng vẫn tiếp tục là thách thức lớn đối với các nỗ lực kiềm chế lạm phát.

Theo báo cáo của ADP về thị trường việc làm khu vực tư nhân, tăng trưởng tiền lương của người lao động Mỹ trong tháng 4 vẫn ở mức cao.

Theo báo cáo của ADP về thị trường việc làm khu vực tư nhân, tăng trưởng tiền lương của người lao động Mỹ trong tháng 4 vẫn ở mức cao, khoảng 5% so với cùng kỳ năm 2023. Những lao động chuyển việc có thể đạt mức tăng trưởng tiền lương 9,3%.

Trước đó, các báo cáo của Cục Thống kê lao động Mỹ cũng cho thấy chỉ số chi phí lao động trong quý I đã tăng 1,2% so với quý trước đó. Đây là mức tăng cao nhất trong vòng một năm qua và vượt quá mọi dự đoán của các nhà kinh tế. Theo Citigroup, đây là dấu hiệu cho thấy tăng trưởng tiền lương đang đi lệch khỏi mục tiêu và có thể trì hoãn tiến trình kiểm soát lạm phát của FED. Các quan chức FED đang theo dõi chặt chẽ quỹ đạo tăng lương, vì có lo ngại rằng việc tăng lương nhanh có thể gây áp lực lạm phát.

Một yếu tố bất lợi khác đối với nền kinh tế Mỹ, đó là mức thâm hụt tài chính của nước này đang tăng nhanh. Báo cáo giám sát tài chính mới nhất của IMF, công bố ngày 17 tháng 4, cho thấy thâm hụt tài chính của Mỹ dự kiến sẽ đạt 7,1% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm tới, trong khi mức trung bình của các nền kinh tế phát triển khác chỉ khoảng 2%.

Một yếu tố bất lợi khác đối với nền kinh tế Mỹ là mức thâm hụt tài chính của nước này đang tăng nhanh.

Tờ Financial Times dẫn báo cáo của IMF cho rằng chi tiêu quy mô lớn của Mỹ có thể tác động sâu sắc đến nền kinh tế toàn cầu và gây rủi ro cho các nền kinh tế khác. Vì vậy, Mỹ cần khẩn trương giải quyết tình trạng mất cân đối nghiêm trọng giữa chi và thu.

Dữ liệu của IMF cho thấy, năm ngoái, thâm hụt tài chính của các nền kinh tế phát triển như khu vực đồng euro đã được kiểm soát, tuy nhiên Mỹ lại chứng kiến sự sụt giảm tài chính đáng kể, với mức thâm hụt chiếm 8,8% GDP, cao hơn gấp đôi mức của năm 2022.

Tình hình tài chính của Mỹ đặc biệt đáng lo ngại và làm phức tạp thêm phản ứng của Fed trước lạm phát cao. Về lâu dài, điều này sẽ làm tăng rủi ro tài chính cho nền kinh tế toàn cầu.

Ông Pierre - Olivier Gourinchas, Giám đốc nghiên cứu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).

Do chi phí đi vay của Mỹ liên quan chặt chẽ với thị trường toàn cầu, IMF lưu ý rằng lãi suất của Mỹ tăng đột ngột và mạnh sẽ dẫn đến lợi suất trái phiếu chính phủ toàn cầu tăng đột biến, cùng với sự biến động của tỷ giá hối đoái ở các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.

FED giữ lãi suất cao - tác động trên nhiều phương diện

Trong nhiều tháng qua, việc FED giữ lãi suất ở mức cao kỷ lục đã đẩy đồng USD tăng giá mạnh. Điều này có thể làm chậm đà tăng trưởng kinh tế trong nước của Mỹ và cả các nền kinh tế lớn trên thế giới, đặc biệt là thị trường tín dụng, các loại hàng hóa đặc biệt như dầu và vàng. Lãi suất tăng cao sẽ làm giảm sức hấp dẫn của vàng - vốn được coi là một công cụ phòng ngừa lạm phát, làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lãi này.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng chính sách tiền tệ của FED đang gia tăng áp lực lên nhiều nền kinh tế trên thế giới. Khi đồng USD tăng mạnh thì nhiều đồng tiền khác cũng chịu áp lực lớn hơn.

Tính từ đầu năm đến nay, một loạt đồng tiền ở khu vực châu Á đã giảm giá từ 2 - 10% do ảnh hưởng của việc đồng USD tăng. Bởi vậy, một số nước đã bắt đầu có những bước đi nhằm bảo vệ đồng nội tệ.

Hồi cuối tháng 4, Ngân hàng Trung ương Indonesia đã quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm, nhằm hỗ trợ tỷ giá khi đồng Rupiah rơi xuống mức thấp nhất 4 năm so với đồng bạc xanh.

Giới chức Nhật Bản cũng được cho là đã can thiệp thị trường ngoại hối với số tiền khoảng 32 tỷ USD, giúp tỷ giá đồng Yen hồi phục nhẹ lên ngưỡng 154 Yen đổi 1 USD.

Giới chức Nhật Bản cũng được cho là đã can thiệp thị trường ngoại hối với số tiền khoảng 32 tỷ USD, giúp tỷ giá đồng Yen hồi phục nhẹ lên ngưỡng 154 Yen đổi 1 USD. Đồng Yen yếu cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tăng lãi suất một lần nữa trong năm nay.

Theo Morgan Stanley, các ngân hàng trung ương của Hàn Quốc, Trung Quốc và Philippines nhiều khả năng sẽ hoãn giảm lãi suất trong năm nay. Các thị trường Ấn Độ và Malaysia cũng được dự đoán giữ nguyên lãi suất trong phần còn lại của năm.

Sau khi FED quyết định không cắt giảm lãi suất lần thứ 6 và cho biết khả năng hạ lãi suất còn xa vời, giá vàng thế giới đã quay đầu giảm nhẹ. Vàng là tài sản không mang lãi suất, nên môi trường lãi suất cao thường gây bất lợi cho giá vàng. Tuy nhiên, về tổng thể, trong nhiều tháng trở lại đây, giá vàng đã tăng cao lên mức kỷ lục, bên cạnh yếu tố xung đột địa chính trị, còn do triển vọng FED sẽ hạ lãi suất cơ bản. Ngoài ra, vàng còn tăng giá do lạm phát cao. Trước các tác động tiềm tàng của lạm phát, các nhà đầu tư có xu hướng chuyển sang vàng để bảo vệ giá trị tài sản. Do đó, lạm phát dai dẳng vẫn đang ảnh hưởng tới nền kinh tế, khiến giá vàng duy trì ở mức cao.

Giá vàng đã tăng cao lên mức kỷ lục, bên cạnh yếu tố xung đột địa chính trị, còn do triển vọng FED sẽ hạ lãi suất cơ bản.

Theo nhà giao dịch kim loại quý Tai Wong ở New York, đường đi của giá vàng sắp tới tuỳ thuộc vào mức độ ham thích rủi ro của nhà đầu tư và nhu cầu vàng vật chất ở khu vực châu Á. Ông Wong cho rằng giá vàng ngắn hạn sẽ ở trong vùng 2.300 - 2.400 USD/oz.

Tương tự như vàng, giá dầu cũng giảm trong tuần qua. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng đồng USD mạnh lên nhờ triển vọng lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn và có thể khiến giá dầu trở nên đắt hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác. Trong thời gian qua, giá dầu đã tăng cao do lo ngại về những cuộc xung đột tại Trung Đông làm gián đoạn nguồn cung dầu.

Tương tự như vàng, giá dầu cũng giảm trong tuần qua.

Bà Stephanie Lang, Giám đốc đầu tư tại Cơ quan Homrich Berg, Mỹ, cho rằng nếu lạm phát tại Mỹ vẫn gia tăng, FED sẽ tiếp tục duy trì các chính sách chống lạm phát hiện nay, như vậy FED có thể rơi vào tình trạng duy trì lãi suất ở mức hạn chế quá lâu, khiến tăng trưởng kinh tế giảm sâu, làm suy thoái nền kinh tế. Vì vậy, việc FED theo dõi sát sao các số liệu kinh tế để có những bước đi thận trọng tiếp theo là điều hết sức cần thiết, bởi bất kỳ động thái nào của FED, dù là tăng hay giảm lãi suất, cũng có thể gây hiệu ứng dây chuyền ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vừa bế mạc tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil). Một trong những nội dung thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận tại Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này chính là vấn đề chống đói nghèo và bất bình đẳng.

Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra tại Azerbaijan được coi là Hội nghị tài chính khí hậu vì các quốc gia đặt ra mục tiêu sau 10 năm nữa, nguồn tài chính khí hậu phải đạt ít nhất là 1.000 tỷ USD mỗi năm.

Ngoài vấn đề tài chính khí hậu, chuyển đổi năng lượng sạch toàn cầu là một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đang diễn ra ở Azerbaijan. Đa phần ý kiến tại hội nghị COP29 đều ủng hộ chuyển đổi năng lượng sạch, song cần lộ trình chuyển đổi rõ ràng để đảm bảo phát triển bền vững.

Trong bối cảnh chính trị Mỹ đang trải qua những biến động mạnh mẽ, ông Donald Trump đã khiến nhiều người đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác với những lựa chọn nội các lần này.

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã chính thức bước sang ngày thứ 1.000 vào hôm nay, 19/11/2024. Ukraine đang đối mặt với một mùa đông nữa, khi các cơ sở năng lượng bị phá hủy nghiêm trọng, lượng dự trữ đạn dược ngày càng cạn kiệt.

Xung đột Nga - Ukraine bước vào một bước ngoặt mới khi Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã cho phép Kiev dùng vũ khí viện trợ tầm xa để tấn công sâu vào Nga.