FED cắt giảm lãi suất, chuyện gì đang diễn ra?

Các chỉ số chứng khoán lớn đã giảm nhẹ khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/9, đồng USD tăng giá trong phiên giao dịch đầy biến động sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed – Ngân hàng Trung ương) quyết định cắt giảm mạnh lãi suất.

Fed đã cắt giảm lãi suất qua đêm thêm 0,5 điểm phần trăm, nhiều hơn mức cắt giảm thông thường là 0,25 điểm cho mỗi lần điều chỉnh, với lý do tin tưởng hơn rằng lạm phát sẽ tiếp tục giảm xuống mục tiêu 2%/năm. Lãi suất mới là 4,75% - 5,00%, mức thấp nhất mà thị trường mong đợi.

Sau quyết định mạnh tay trên, chỉ số S&P 500 đóng cửa ở mức giảm 0,29% là 5.618,26. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đóng cửa giảm 0,25%, ở mức 41.503,10 và chỉ số Nasdaq Composite giảm 0,31%, đóng cửa ở mức 17.573,30. Chỉ số chứng khoán thế giới MSCI tăng lên mức cao kỷ lục trong phiên, trước khi giảm mạnh.

Trong khi đó, chỉ số USD - thước đo đồng bạc xanh so với một rỏ tiền tệ bao gồm đồng yên và euro, tăng 0,07% lên 100,98. Đồng yên tăng 0,11% lên 142,24 yen đổi 1USD. Đồng bảng Anh tăng 0,28% lên 1,3193 USD.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell trong cuộc họp báo công bố quyết định cắt giảm lãi suất tại Washington DC., ngày 18/9/2024. Ảnh THX/TTXVN

Trước đó, từ tháng 7/2023, Fed đã duy trì lãi suất ở mức cao nhất trong hơn hai thập kỷ. Hiện sự chú ý đang dồn vào việc Fed sẽ làm gì tiếp theo để thúc đẩy việc làm và ổn định giá cả. Thị trường dự báo khả năng Fed cắt giảm ít nhất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tiếp theo của ngân hàng trung ương vào tháng 11, với xác suất khoảng 40% cho lần cắt giảm tiếp theo là 50 điểm cơ bản.

Giới chuyên gia dự báo Ngân hàng Trung ương Anh trong cuộc họp ngày 19/9 sẽ giữ nguyên lãi suất trong khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản dự kiến cũng sẽ làm như vậy vào ngày 20/9.

Cùng với chứng khoán, giá dầu cũng giảm vì việc cắt giảm lãi suất được coi là phản ứng trước sự bất an về thị trường lao động Mỹ. Dầu thô Brent ở mức 73,65 USD/thùng, giảm 5 xu.

Ngày 18/9, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã quyết định cắt giảm lãi suất 0,5%, bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, trong bối cảnh lạm phát đang chậm lại ổn định và lo ngại ngày càng gia tăng về sức khỏe của thị trường lao động.

Đây là lần cắt giảm lãi suất đầu tiên của Fed kể từ năm 2020. Trong tuyên bố sau cuộc họp chính sách ngày 18/9, ngân hàng Trung ương Mỹ cho biết mặc dù lạm phát vẫn ở mức cao, nhưng các nhà hoạch định chính sách đã lựa chọn cắt giảm lãi suất xuống phạm vi 4,75% - 5,00% trên cơ sở những tiến triển về lạm phát và cân bằng rủi ro.

Các nhà hoạch định chính sách của Fed đánh giá cơ quan này đã có thêm niềm tin rằng tình trạng lạm phát đang tiến triển bền vững hướng tới 2,0% và rủi ro để đạt được mục tiêu về việc làm và lạm phát là tương đối cân bằng. Cơ quan này cũng cho biết sẽ sẵn sàng điều chỉnh lập trường chính sách tiền tệ trong trường hợp rủi ro xuất hiện có thể cản trở việc đạt được các mục tiêu của Fed, lưu ý đến hai mặt của nhiệm vụ kép - ổn định giá cả và tối đa hóa việc làm.

Theo TTXVN

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Biến đổi khí hậu đang gây thiệt hại nặng nề cho ngành nuôi ong của Tunisia. Nhiệt độ tăng cao và hạn hán kéo dài đang đe dọa quần thể ong và sản lượng mật ong của nước này.

Phạm Trường Sơn là tiến sĩ hóa dược Việt Nam đầu tiên được Viện Hàn lâm Hungary công nhận. Sinh năm 1980, anh nổi tiếng với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học.

Hãng công nghệ SpaceX (Mỹ) vừa phóng thành công tên lửa Falcon 9 từ Trung tâm Không gian Cape Canaveral, bang Florida (Mỹ). Tên lửa mang theo sứ mệnh Galileo L13 của Ủy ban châu Âu lên không gian.

Ngày 18/9, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tiếp Chủ tịch Liên minh Nghị sĩ Hàn - Trung, Kim Tae-nyeon tại thủ đô Bắc Kinh.

Nhà sản xuất thiết bị vô tuyến của Nhật Bản Icom ngày 19/9 cho biết, họ đang điều tra thông tin liên quan đến các bộ đàm mang logo của hãng này phát nổ ở Liban.

Chính quyền Nigeria đã cảnh báo về khả năng xảy ra lũ lụt ở 11 tiểu bang sau khi nước láng giềng Cameroon cho biết sẽ bắt đầu xả lũ theo quy định từ đập Lagdo.