FED tăng lãi suất cao nhất trong 22 năm qua

Cục dự trữ liên bang Mỹ FED đã tăng lãi suất một lần nữa thêm 0,25 điểm phần trăm vào ngày 26/7 theo giờ địa phương, đưa lãi suất lên phạm vi 5,25 - 5,5%, mức cao nhất kể từ năm 2001. Đây được coi là đợt thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh mẽ nhất trong 22 năm của FED, bất chấp những dấu hiệu lạm phát đã chậm lại trong thời gian gần đây. Vậy tại sao FED lại tiếp tục tăng lãi suất trong tháng 7, trong khi trước đó vào tháng 6, FED đã tạm dừng tăng lãi suất?

Ông Michael Gapen, nhà  kinh tế trưởng của ngân hàng Mỹ, nhận định nền kinh tế Mỹ đang "hạ nhiệt" từ từ và hầu hết các thành viên ủy ban hoạch định chính sách của FED cho rằng nền kinh tế cần tái cân bằng cung cầu hơn nữa để đảm bảo lạm phát tăng chậm lại. 

Trong họp báo sau cuộc họp, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết, lạm phát đã dịu đi một phần kể từ giữa năm ngoái, nhưng "vẫn còn chặng đường dài phía trước" để đạt tới mục tiêu 2% của Fed. Điều đó thúc đẩy FED quyết định tiếp tục tăng lãi suất vào tháng 7 này. 

Câu hỏi đặt ra hiện nay là FED sẽ cần tăng lãi suất thêm bao nhiêu lần nữa trong năm nay để đưa lạm phát trở lại mục tiêu dài hạn là 2%?

Sau lần tăng lãi suất vào tháng 7 này, một số nhà kinh tế dự đoán FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 9.  Đa số Ủy viên Thị trường mở liên bang FOMC cho rằng sau mức tăng ngày 26/7 , FED cần tăng lãi suất thêm một lần nữa trong năm nay để ổn định lạm phát về mức mục tiêu. /.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra tại Azerbaijan được coi là Hội nghị tài chính khí hậu vì các quốc gia đặt ra mục tiêu sau 10 năm nữa, nguồn tài chính khí hậu phải đạt ít nhất là 1.000 tỷ USD mỗi năm.

Ngoài vấn đề tài chính khí hậu, chuyển đổi năng lượng sạch toàn cầu là một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đang diễn ra ở Azerbaijan. Đa phần ý kiến tại hội nghị COP29 đều ủng hộ chuyển đổi năng lượng sạch, song cần lộ trình chuyển đổi rõ ràng để đảm bảo phát triển bền vững.

Trong bối cảnh chính trị Mỹ đang trải qua những biến động mạnh mẽ, ông Donald Trump đã khiến nhiều người đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác với những lựa chọn nội các lần này.

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã chính thức bước sang ngày thứ 1.000 vào hôm nay, 19/11/2024. Ukraine đang đối mặt với một mùa đông nữa, khi các cơ sở năng lượng bị phá hủy nghiêm trọng, lượng dự trữ đạn dược ngày càng cạn kiệt.

Xung đột Nga - Ukraine bước vào một bước ngoặt mới khi Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã cho phép Kiev dùng vũ khí viện trợ tầm xa để tấn công sâu vào Nga.

Năm 2024, thế giới đang chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại về ô nhiễm bầu khí quyển, lượng khí CO2 trong bầu khí quyển tăng cao kỷ lục, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp khắc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí có một ý nghĩa rất quan trọng.