Ga tàu điện ngầm Moscow, kiệt tác kiến trúc thế giới
Ga tàu điện ngầm Moscow phục vụ khoảng 9 triệu lượt khách mỗi ngày. Đây là ga tàu điện bận rộn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Tokyo.
Ga tàu điện ngầm Moscow được khai trương năm 1935 với tuyến đường dài 11,2 km và 13 nhà ga phục vụ người dân Moscow cùng các tỉnh lân cận.
Đây là tuyến đường sắt ngầm đầu tiên, đồng thời là công trình kiến trúc đồ sộ nhất của Liên Xô thời bấy giờ. Hệ thống này được điều hành bởi Bộ Giao thông Vận tải Moscow.
Hệ thống tàu điện ngầm Moscow nổi bật với các nhà ga nằm sâu trong lòng đất từ 20m ở trung tâm thành phố cho đến vùng ngoại ô. Điển hình như ga 'Park Pobedy' ở độ sâu 73 m, 'Maryina Roshcha' – 72 m, 'Chekhovskaya' – 62 m và 'Sretensky Bulvar' – 60 m. Ga tàu điện ngầm Metro “Công viên Chiến Thắng” của tuyến Arbat-Pokrovskaya được coi là sâu nhất, cách mặt đất 84 m.
Lý do các ga được xây dựng sâu dưới lòng đất là bởi các nhà thiết kế Liên Xô muốn sử dụng các nhà ga với vai trò mở rộng như những hầm trú bom trước mọi cuộc tấn công. Phương pháp thi công nhà ga tàu điện ngầm ở Moscow phức tạp hơn vì nền đất rắn, kèm theo đó là những con sông xung quanh thành phố.
Tính đến năm 2024, tổng chiều dài các tuyến tàu điện ngầm Moscow lên tới hơn 466 km, gồm 263 nhà ga và 14 tuyến. Đằng sau mỗi trạm ga ẩn chứa nhiều câu chuyện liên quan tới cuộc sống và văn hóa của người dân Liên Xô vào thời điểm chúng được xây dựng.
Trong hệ thống Moscow Metro, mỗi ga có lối kiến trúc riêng biệt, tôn vinh di sản Nga qua những bức tranh tường tinh xảo. “Cung điện dưới lòng đất” - Moscow Metro là kiệt tác kiến trúc của Nga và được xem như bảo tàng về những thành tựu và cột mốc lịch sử của Liên Xô.
Các ga được thiết kế với không gian rộng rãi, trần nhà cao, cột trụ lớn và được trang trí công phu với các tác phẩm điêu khắc, tranh tường và đèn chùm. Các ga còn sử dụng vật liệu chống động đất để đảm bảo an toàn cho hành khách.
Chiều dài của hầu hết các tàu điện ngầm là 155 m (8 toa). Tại các ga tàu điện ngầm mới, chiều dài của đoàn tàu là 162 m. Chiều rộng của đường ray tương tự với chiều rộng sử dụng trên đường sắt Nga (1524 mm).
Tháng 3/2023, Nga đã cho khánh thành tuyến đường vòng tròn lớn - vòng tàu điện ngầm dài nhất thế giới với 70 km, 31 nhà ga, đã được mở theo từng giai đoạn. Công trình này được bắt đầu từ cuối năm 2011 và hoàn thành sau 12 năm.
Mặc dù hơn 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán 2025 nhưng vé máy bay đã rơi vào tình trạng “cháy hàng”, khách đi tàu hỏa tăng cao khiến nhiều người chuyển sang lựa chọn hình thức thuê ô tô tự lái để tiết kiệm chi phí đi lại.
Vietnam Airlines có kế hoạch phát hành hồ sơ mời thầu vào năm 2025 để mua 50 máy bay thân hẹp mới, hướng tới mục tiêu 170 máy bay mới vào năm 2035.
Sáu thập kỷ sau khi tàu Shinkansen chở khách đầu tiên giữa Tokyo và Osaka hoạt động, nhà chức trách Nhật Bản đang lên kế hoạch xây dựng đường băng tương tự để chở hàng.
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines sẽ gửi đề xuất đến các nhà sản xuất máy bay vào năm 2025 mua thêm 50 máy bay thân hẹp để mở rộng hoạt động kinh doanh.
Còn hơn hai tháng đến Tết nhưng thị trường vé máy bay khá trầm lắng, nhiều chặng bay mọi năm bận rộn thì năm nay vẫn còn vé.
Cục Hàng không Việt Nam vừa công bố kết quả khai thác, vận hành bay trong tháng 10 của các hãng hàng không trong nước. Theo đó, tỷ lệ chuyến bay đúng giờ mới đạt gần 75%.
0