Gần 1.000 chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm về Hà Nội
Liên kết để sản xuất sạch, an toàn là hướng đi mà Hợp tác xã dịch vụ sản xuất sơ chế và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ lựa chọn. Việc sản xuất là của hợp tác xã, còn bao tiêu sản phẩm được Công ty TNHH nông sản Dũng Hà chịu trách nhiệm.
Hiện các sản phẩm rau, củ, quả của hợp tác xã có mặt ở các siêu thị trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh thành. Đây chỉ là một trong 123 chuỗi nông sản, thực phẩm của tỉnh Phú Thọ có tiềm năng đưa vào hệ thống các siêu thị trên thị trường Hà Nội.
Anh Nguyễn Đức Dũng - Giám đốc Công ty TNHH nông sản Dũng Hà, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ chia sẻ: “Mạng lưới phân phối của chúng tôi rất là rộng, không chỉ bán lẻ, bán online, ngoài ra chúng tôi còn xuất đi các nhà hàng, khách sạn ở Hà Nội và các tỉnh cho nên phân khúc khách hàng đó nó luôn mang đến những đơn hàng ổn định”.
Gần 1.000 chuỗi nông sản, thực phẩm an toàn của 43 tỉnh thành đã được kết nối cung ứng cho thị trường Hà Nội.
Hiện tại, các chuỗi này đã thu hút được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân tham gia hợp tác xây dựng chuỗi, góp phần ổn định sản lượng, thích ứng với diễn biến nhu cầu thị trường, hạn chế được tổn thất cho người nông dân. Đồng thời hỗ trợ các đơn vị sản xuất quảng bá thương hiệu sản phẩm tới người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Ông Nguyễn Đình Hoa – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho hay: “Chúng tôi phối hợp rất tốt với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố và thông qua các cuộc xúc tiến đã tạo cơ hội cho các tỉnh, thành phố có cơ hội giao lưu, giao thương các sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề”.
Ngành nông nghiệp Hà Nội tiếp tục triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất tiêu thụ nông sản giữa Hà Nội với các tỉnh. Bên cạnh đó, sẽ phối hợp chặt chẽ với các tỉnh định kỳ lấy mẫu giám sát phân tích chất lượng nông sản của các tỉnh đưa về Hà Nội tiêu thụ và sản phẩm của Hà Nội đi các tỉnh để truy xuất nguồn gốc thực phẩm, qua đó kiểm soát nguồn gốc nông sản trên thị trường.
Danh sách VNTAX 200 vừa được công bố nhằm ghi nhận đóng góp ngân sách của các doanh nghiệp, bao gồm mọi loại hình từ nhà nước, tư nhân đến nước ngoài.
Sáng 21/11, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, đã chủ trì tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số ngành Công Thương với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững”, thu hút sự tham gia của hơn 500 doanh nghiệp.
Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2024 được giao là 1.700,99 nghìn tỷ đồng. Thông tin từ Bộ Tài chính cho thấy tính đến hết tháng 10 vừa qua, thu ngân sách nhà nước ước đạt hơn 1.654 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán.
Với việc xây dựng cơ sở dữ liệu lớn quản lý thuế (big Data), Cục Thuế TP Hà Nội đã số hóa, kết nối thông tin để xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu thương mại điện tử, từ đó định danh chính xác người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trên không gian mạng.
Theo điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 21/11, giá xăng dầu tiếp tục giảm. Xăng E5RON92 giảm 110 đồng/lít, giá bán là 19.340 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 80 đồng/lít, giá bán 20.520 đồng/lít.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn từ cuộc khủng hoảng của thị trường bảo hiểm nhân thọ năm 2023, nhưng nhờ những chỉ đạo kịp thời từ phía các cơ quan quản lý, cơ sở pháp lý hoàn thiện và nỗ lực từ chính các doanh nghiệp trong việc thay đổi phương thức tiếp cận, thị trường bảo hiểm đang ghi nhận những dấu hiệu tích cực. Doanh nghiệp bảo hiểm kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh vào năm 2025.
0