Gần một triệu doanh nghiệp trong mục tiêu phát triển bền vững
Tại hội thảo với chủ đề “Trách nhiệm của chúng ta - Hành động của chúng ta”, các đại biểu cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Do đó, phát triển bền vững là xu thế tất yếu để giải quyết các bài toán về môi trường, cũng như đạt mục tiêu mà Việt Nam đề ra tại Hội nghị Cop 26. Để làm được điều này, doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng và cần chung tay của lĩnh vực sản xuất, trong đó có các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.
Ông Steven Wolstenhome – Tổng Giám đốc Công ty Hoiana Resort and Golf cho biết: “Các hoạt động phát triển bền vững của Hoiana khá toàn diện. Một trong những ưu tiên hiện nay của chúng tôi là bảo vệ môi trường. Tại Hoiana, chúng tôi đã lắp đặt gần 15.000m2 tấm pin năng lượng mặt trời giúp tiết kiệm năng lượng, một mặt tái chế rác thải hữu cơ, phụ phẩm nhà bếp và thực phẩm thừa”.
Bên cạnh những doanh nghiệp lớn FDI thì những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp của Việt Nam đã tiên phong trong đổi mới sáng tạo, hướng đến phát triển bền vững, thân thiện với môi trường và tạo ra những giá trị cho sản phẩm cũng như môi trường sống.
Không chỉ đóng góp lớn cho nền kinh tế của đất nước, các doanh nghiệp tiên phong trong phát triển bền vững sẽ giúp Việt Nam đạt mục tiêu kép, chống biến đổi khí hậu và tạo môi trường kinh doanh bền vững, đưa kinh tế Việt Nam phát triển bền vững.
Không khí Giáng sinh đang dần tràn ngập khắp các con phố nhưng sức mua trên thị trường quà tặng Noel năm nay lại không mấy khả quan. Không ít chủ cửa hàng thận trọng nhập hàng do dự đoán tình hình kinh doanh khó khăn.
Dữ liệu của Cơ quan thống kê liên bang Rosstat cho thấy lạm phát ở Nga trong tháng 11 lên tới 1,43%, gần gấp đôi mức tháng 10.
Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.
Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.
Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.
0