Găng tay làm mát hỗ trợ vận động viên tại Olympic Paris

Một thiết bị làm mát giúp các vận động viên giải nhiệt cơ thể, làm cho máu lưu thông tốt hơn đến tim và cơ bắp vừa được giáo sư sinh học Craig Heller tại đại học Stanford phát minh.

Thiết bị này có tên CoolMitt, được ra đời với mong muốn hỗ trợ các vận động viên thi đấu trong trạng thái ổn định nhất khi gặp điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Giáo sư Craig Heller cho biết: “CoolMitt là một thiết bị giúp tản nhiệt ra khỏi cơ thể rất hiệu quả. Tác dụng của nó là giúp ngăn chặn thân nhiệt tăng cao đến mức nguy hiểm. Điều đó sẽ giúp cho người sử dụng làm việc hiệu quả hơn. Khi bạn thực hiện một khối lượng công việc lớn hơn, cơ thể của bạn sẽ điều hòa nhiệt độ tốt hơn”.

Giáo sư sinh học Craig Heller cùng thiết bị làm mát có tên CoolMitt.

Các động viên sẽ sử dụng CoolMitt như một chiếc găng tay để hạ nhiệt cơ thể. Khi đeo thiết bị, lòng bàn tay sẽ tiếp xúc với một miếng đệm thấm nước được căn chỉnh ở mức 10 đến 12 độ C. Miếng đệm này sẽ hút nhiệt ra ngoài, đồng thời giúp lưu thông máu cho các vận động viên.

Cơ chế hoạt động của CoolMitt tập trung vào các bề mặt nhẵn không có lông trên da, là những nơi chứa các cấu trúc mạch máu chuyên biệt khiến cơ thể dễ bị mất nhiệt.

Anh Tyler Friedrich, Phó Giám đốc Phụ trách hiệu suất thể thao - Đại học Stanford, cho biết, nếu như bị quá tải nhiệt, vận động cơ thể sẽ không đạt được năng suất thông thường. Vì thế, việc điều chỉnh nhiệt độ môi trường và cơ thể là rất quan trọng để các vận động viên có thể hoạt động ở cường độ cao.

Thiết bị làm mát CoolMitt có thể được tận dụng ở các quãng nghỉ ngắn, dự kiến sẽ được các vận động viên sử dụng trong thời gian nghỉ trong cuộc thi hay trong quá trình tập luyện.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ủy ban Bảo vệ dữ liệu cá nhân Hàn Quốc vừa thông báo quyết định phạt Meta, công ty mẹ của Facebook và Instagram 21,6 tỷ won (tương đương 15,6 triệu USD) vì thu thập dữ liệu nhạy cảm của người dùng mà không thông báo và cung cấp cho các nhà quảng cáo.

Với mong muốn đóng góp vào sự phát triển của ngành y tế, nhóm sinh viên Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) đã chế tạo robot y tá Florence có khả năng nhận diện khuôn mặt, hỗ trợ tình trạng quá tải và thiếu hụt nhân lực ở các bệnh viện.

Ngày 5/11 tới, Nhật Bản sẽ phóng vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới trong sứ mệnh của SpaceX, mở ra hy vọng giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong không gian.

Các chuyên gia hàng đầu về giáo dục và công nghệ vừa tham dự Hội thảo “Giải mã nghịch lý ngành công nghệ: 'Đại bàng' gõ cửa nhưng nhân lực khép cửa”. Những chia sẻ tại Hội thảo giúp tìm ra hướng đi, để công tác đào tạo nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu lớn hiện nay của các doanh nghiệp.

Nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực điện tử, thiết bị thông minh, Triển lãm chuyên ngành Quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh Việt Nam (IEAE) đã khai mạc sáng 30/10 tại Hà Nội.

Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ AI đang là xu hướng tất yếu giúp doanh nghiệp duy trì cạnh tranh và phát triển bền vững. Tuy nhiên, để thành công, doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng từ nâng cao năng lực nội bộ, đảm bảo bảo mật đến tuân thủ quy định pháp lý.