Giá căn hộ mới tại TP.HCM giảm 3% trong Quý I

Tại TP. Hồ Chí Minh, phân khúc căn hộ chung cư đang có xu hướng giảm. Ngay từ trước Tết, các chủ đầu tư đã rất thận trọng về thời điểm ra hàng và mức giá do thị trường ngưng trệ. Số liệu từ các đơn vị tư vấn cho thấy, bình quân giá căn hộ ở mức 60 - 61 triệu đồng/ m2. Giá đã giảm 3%.

CBRE Việt Nam cho biết, so với Hà Nội, mặt bằng giá chung cư TP. Hồ Chí Minh lại không có sự thay đổi. Tại thời điểm cuối quý 1/2024, giá sơ cấp chung cư đạt mức 61 triệu đồng/ m2, không thay đổi nhiều so với quý trước và giảm khoảng 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Các chủ đầu tư vẫn tiếp tục duy trì các chính sách bán hàng cùng chính sách thanh toán hấp dẫn để tăng tính thanh khoản cho thị trường.

Theo nhận định của bà Phạm Ngọc Thiên Thanh, Phó Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu thị trường và Tư vấn phát triển CBRE Việt Nam, số lượng nguồn cung chào bán căn hộ ở TP. Hồ Chí Minh thấp hơn rất nhiều, chỉ khoảng 500 căn hộ được chào bán. Hiện nay, hầu hết các dự án được dự định chào bán mới trên thị trường TP. Hồ Chí Minh thì các chủ đầu tư đều có xu hướng là giữ nguyên giá hoặc là chỉ tăng nhẹ và mức tăng này dưới 10% và họ sẽ đưa ra những chính sách bán hàng hấp dẫn nhất có thể để thu hút người mua.

Cùng chung nhận định, DRKA cũng cho rằng, ở giai đoạn mở bán tiếp theo, giá chỉ nhích nhẹ khoảng 2% - 5% so với cuối năm 2023. Một số chuyên gia bất động sản nhận định, chung cư TP. Hồ Chí Minh đã qua giai đoạn phát triển nóng và hiện bước vào thời kỳ ổn định về giá bán. Bài học khi thị trường địa ốc TP. Hồ Chí Minh bị đứng vào tháng 4/2022 đã khiến các chủ đầu tư cẩn trọng hơn

Bà Phùng Lụa, Tổng Giám đốc CTCP Lux9homes cho rằng, qua một cơn khủng hoảng như vậy các nhà đầu tư khôn ngoan hơn, thông minh hơn, lựa chọn những dự án ưu tiên về độ uy tín và pháp lý chuẩn chỉnh, đặc biệt chính sách của Chính phủ trong giai đoạn này sẽ là chọn lọc với các chủ đầu tư. Giai đoạn trước nhà đầu tư có thể lựa chọn mua dự án trong giai đoạn sơ khởi nhưng trong giai đoạn tới những dự án như vậy sẽ không còn phù hợp nữa.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, hiện nay, mô hình nhà ở TP.HCM đang thể hiện ở kim tự tháp ngược.

Nhìn nhận một cách thẳng thắn, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) nhận định, nhà ở cao cấp lẽ ra chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ, nhưng trong 4 năm qua, từ 2020 - 2024, đã áp đảo tới 70-80% nguồn cung thị trường. Ông Châu cho rằng, trong thời gian vừa qua, thị trường BĐS cả nước nói chung và điển hình là tại TP. Hồ Chí Minh phát triển chưa bền vững. Thể hiện ở kim tự tháp nhà ở TP. Hồ Chí Minh, thay vì khối đế là nhà ở vừa túi tiền, phần giữa của kim tự tháp là nhà ở trung cấp, còn nhà ở cao cấp là phần chóp của kim tự tháp. Nhưng hiện nay, mô hình nhà ở TP. Hồ Chí Minh đang thể hiện ở kim tự tháp ngược, tức là nhà ở thương mại vừa túi tiền năm 2020 chỉ có khoảng 163 că, chiếm 1% tổng số căn đưa ra thị trường. Từ 2021 - 2023 là 3 năm liên tiếp không còn căn hộ vừa túi tiền, chỉ còn trung cấp và cao cấp.

Dự kiến trong năm 2024, TP. Hồ Chí Minh sẽ có khoảng hơn 8.000 căn hộ mở bán. Giá sơ cấp căn hộ được dự đoán sẽ tăng ít hơn Hà Nội, chỉ tăng khoảng 3% theo năm. Năm 2024 được đánh giá là năm bản lề để thị trường có thể chuyển tiếp sang một giai đoạn phát triển mới lành mạnh và bền vững hơn. Các chủ thể tham gia thị trường sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ các chính sách mua nhà với nhiều ưu đãi hấp dẫn hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 17/11, Nam Long chính thức mở bán giai đoạn 2 dự án Nam Long II Central Lake. Chỉ sau 3 giờ, 80% giỏ hàng công bố đã được tiêu thụ, ước tính doanh số pre-sale đạt 600 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng, thành phố hiện có 69 dự án nhà ở xã hội đã và đang triển khai; trong đó, từ năm 2021 đến nay đã hoàn thành khoảng 0,64 triệu m² sàn nhà ở xã hội, hơn 10.270 căn hộ.

Những khu nhà tái định cư cũ trên địa bàn Hà Nội đang được rao bán với mức giá rất cao, lên tới 60-70 triệu đồng/m2. Nhiều chuyên gia cho rằng đà tăng giá nhà tái định cư là phi lý, đặt ra dấu hỏi về lượng giao dịch thực tế của phân khúc này.

Theo kế hoạch, Dự thảo Nghị quyết về việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

Bên cạnh việc giám sát, minh bạch quy chế cụ thể về đối tượng được mua/thuê mua nhà ở xã hội, nhiều ý kiến cho rằng để loại hình nhà ở này có tốc độ phát triển nhanh hơn, nhiều người dân có thể tiếp cận hơn, thì cần phát triển thêm các dự án theo hướng cho thuê.

Năm 2024, Chính phủ phấn đấu hoàn thành 130.000 căn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, mục tiêu này hiện khó khả thi do gặp nhiều khó khăn.