Giá chung cư tăng do chênh lệch cung - cầu quá lớn

Việc tăng giá, thậm chí là tăng giá vô lý đã được nhắc đến nhiều. Nguyên nhân thì cũng được nhắc đến nhiều nhưng tập trung chủ yếu vào điểm mấu chốt đó là thiếu nguồn cung.

Vậy câu chuyện thiếu nguồn cung, đặc biệt là chung cư ở tại thủ đô Hà Nội cụ thể như thế nào?

Muốn mua một căn hộ diện tích rộng hơn tại cùng toà chung cư đang ở nhưng hai tháng nay anh Lê Anh Văn – Phường Cổ Nhuế 1 – Quận Bắc Từ Liêm không thể tìm được dù đã phải qua kênh môi giới để tiết kiệm thời gian và công sức.

Những người có nhu cầu thực như anh Văn ngày một nhiều lên kể từ đầu năm đến nay. Một vài số liệu sau sẽ thấy chênh lệch cung cầu về nhà ở tại Hà Nội đang như thế nào.

Việc tăng giá, thậm chí là tăng giá vô lý đã được nhắc đến nhiều

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) đến năm 2025, dân số Hà Nội dự kiến đạt 9 triệu người, tức là sẽ có khoảng 120.000 gia đình được thêm mới, cần có khoảng 50.000 căn hộ một năm để đáp ứng. Trong khi Quý I/2024, thị trường Hà Nội chỉ ghi nhận 3.000 căn hộ mở bán mới. Rõ ràng, giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng của thị trường, đang là một khoảng cách rất xa.

Theo một số chuyên gia về nhà đất, bên cạnh yếu tố thiều nguồn cung trong khi nhu cầu ở thực tăng lên, thực tế thị trường đã ghi nhận thêm một số nguyên nhân khác, cần phải xem xét một cách nghiêm túc.

Bên cạnh yếu tố thiều nguồn cung trong khi nhu cầu ở thực tăng lên, thực tế thị trường đã ghi nhận thêm một số nguyên nhân khác, cần phải xem xét một cách nghiêm túc.

Từ ngày 1/8, ba luật về bất động sản bao gồm Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản đã có hiệu lực, được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc pháp lý cho hàng ngàn dự án đang chờ được hoàn thiện để bổ sung nguồn cung cho thị trường.

Nhưng các chính sách thì cần thời gian để “thẩm thấu” vào cuộc sống. Những cơn sốt giá điên cuồng về nhà ở nói chung và chung cư nói riêng tại Hà Nội, khó có thể hạ nhiệt chỉ trong ngày một, ngày hai.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong khi chúng ta chưa có công cụ thuế đủ sức răn đe và làm lành mạnh thị trường bất động sản thì việc cần làm lúc này là khẩn trương hoàn thiện chính sách và đồng bộ các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

Một cơn bão không thể lấy làm tiêu chí để đánh giá tất cả chất lượng các công trình, nhưng với hiện trạng của nhiều khu đô thị ngập nước, chung cư sập trần, bay kính sau bão số 3… thì đây cũng là một "phép thử".

Sự phục hồi của nền kinh tế đang khiến thị trường bán lẻ sôi động trở lại. Cùng với đó phân khúc văn phòng cho thuê cũng đang sôi động trở lại nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp.

Sự phát triển của thị trường bất động sản chưa thực sự bền vững, còn tiềm ẩn yếu tố rủi ro, khiến giá một căn nhà trong ngõ nhỏ cũng bị đẩy cao phi lý.

Hiện tượng “trả giá cao, tạo sốt ảo rồi bỏ cọc” đến chiêu trò “tạo khan hiếm ảo” thổi giá chung cư, nhà đất để ăn chênh đang gây nhiễu loạn thị trường. Đề xuất về đánh thuế bất động sản lúc này đang nhận được nhiều sự ủng hộ của các chuyên gia.

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản.