Giá điện thấp, ai được hưởng lợi?
Chính sách điện hiện nay được giao cho các doanh nghiệp nhà nước và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đóng vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, mục tiêu duy trì giá điện thấp của Nhà nước đặt ra lại có nguy cơ dẫn đến nguồn cung thiếu hụt trong nước khi nhiều doanh nghiệp tận dụng lợi thế giá năng lượng rẻ để đầu tư, tiêu thụ năng lượng quá mức.
Từ thực tế giá điện thấp không mang lại nhiều lợi ích cho người dân mà chủ yếu ưu đãi các doanh nghiệp tiêu thụ năng lượng, các chuyên gia nhận định tình trạng này khiến ngân sách Nhà nước chịu áp lực lớn trong việc duy trì nguồn cung, hỗ trợ hạ tầng, gây bất cập về cơ cấu đầu tư và phân bổ nguồn lực.
PGS.TS Trần Đình Thiên, Nguyên Viện trưởng Kinh tế Việt Nam cho rằng: "Để giá điện thực sự mang tính thị trường và công bằng trong xã hội, cần tách bạch vai trò giữa Nhà nước và thị trường. Cần trả lại vai trò doanh nghiệp nhà nước đích thực cho EVN, đồng thời đẩy nhanh việc hình thành cơ chế giá điện hai thành phần (giá công suất và giá điện năng), cũng như chủ động có kế hoạch điều chỉnh giá điện theo mùa vụ, trừ trường hợp bất thường".
Xu hướng toàn cầu hóa đòi hỏi Việt Nam phải có hệ thống giải pháp đồng bộ, đề cao đổi mới tư duy; chấm dứt tình trạng lập quy hoạch chỉ để "cấp phép", quản lý quy hoạch theo kiểu “hòa cả làng”. Cần điều chỉnh chiến lược phát triển năng lượng tái tạo sao cho cân bằng cung - cầu dựa trên giá cả và thị trường.
Theo PGS.TS Vũ Trọng Lâm, Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Việt Nam cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, bao gồm xây dựng khung pháp lý đồng bộ, khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo, nâng cấp hạ tầng truyền tải điện và tăng cường hợp tác quốc tế để tiếp cận công nghệ tiên tiến.
Hay theo quan điểm của PGS.TS Đinh Văn Châu, Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực: nhu cầu điện năng dự kiến sẽ tăng mạnh và đạt quy mô công suất gấp đôi vào khoảng 500.000MW vào năm 2050… Để phát triển thị trường điện cạnh tranh hiệu quả, cần cải thiện chính sách, cơ chế; đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ thị trường điện cạnh tranh theo hướng đáp ứng yêu cầu ngày càng minh bạch thông tin.
Cũng theo các chuyên gia, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước để tránh sai lầm và phát triển thị trường điện hiệu quả. Việc giải quyết đồng bộ các "điểm nghẽn" về cơ chế và giá cả sẽ giúp ngành điện và năng lượng quốc gia phát huy tiềm năng, trở thành động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa công bố báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO), trong đó nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên lần lượt 6,4% và 6,6% trong các năm 2024 và 2025, từ các mức dự báo trước đó là 6,0% và 6,2%.
Theo Ngân hàng Nhà nước, chỉ tính riêng tuần đầu tháng 12, tín dụng đã tăng thêm 0,6% trên toàn hệ thống.
Sau "Chị đẹp đạp gió rẽ sóng", chương trình thực tế "Anh trai vượt ngàn chông gai" chính thức lên sóng từ ngày 29/6/2024 đến ngày 19/10/2024, nhanh chóng tạo nên tiếng vang lớn trong giới giải trí Việt Nam và thu hút sự theo dõi của hàng triệu khản giả. Điều này trợ lực mạnh cho cổ phiếu YEG của Yeah1 - công ty chịu trách nhiệm sản xuất chương trình.
Trong thông báo đưa ra tháng 11 vừa qua, Boeing cho biết sẽ sa thải hơn 2.500 nhân viên tại các bang Washington, Oregon, South Carolina và Missouri.
Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) vừa thông qua một bộ quy tắc mới nhằm đơn giản hóa đáng kể thủ tục giảm trừ thuế kép cho các nhà đầu tư xuyên biên giới.
VN-Index mở cửa phiên chiều kém sắc khi lực bán tiếp tục gia tăng khiến cho chỉ số lao dốc và đóng cửa trong sắc đỏ. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về sắc đỏ với bên bán là 371 mã giảm và mua với 298 mã tăng.
0