Giá nhà Hà Nội tăng cao không phải do giá đất mới
Hơn 1 năm qua, giá nhà đất, đặc biệt là chung cư tại Hà Nội ghi nhận tăng nóng. Giá nhà cao không chỉ do sự tăng giá đất mà còn do nguồn cung nhà, bởi chi phí đất đai chỉ là một yếu tố trong cơ cấu giá thành của bất động sản. Vì vậy việc tăng cường xây dựng các dự án nhà ở, đặc biệt nhà ở xã hội, sẽ là một trong những giải pháp căn cơ để ổn định thị trường. Tiếp đó, phải cắt giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí tiếp cận đất đai.
Nhiều chuyên gia thẳng thắn chỉ ra rằng, có thể sẽ có những nhóm đầu cơ, cá nhân, tổ chức lợi dụng bảng giá đất mới để thao túng thị trường, đẩy giá bất động sản. Do đó cần sự quản lý, thanh tra, kiểm tra để ngăn chặn chiêu trò "tát nước theo mưa". Nhà ở trước hết phải phục vụ, đáp ứng nhu cầu cho xã hội chứ không phải là kênh để đầu tư kiếm lời.
Công trình CT3 (Dự án khu nhà ở xã hội tại ô đất CT3, CT4 - Khu đô thị mới Kim Chung, huyện Đông Anh, TP Hà Nội, do liên danh Handico và Viglacera làm chủ đầu tư) sẽ khởi công trong quý I/2025.
Trong khi nhiều phân khúc bất động sản như chung cư, liền kề, biệt thự tiếp tục tăng nóng, bất động sản nghỉ dưỡng vẫn gặp khó. Lượng hàng tồn kho chủ yếu là sản phẩm cao cấp có giá trị lớn, thanh khoản ít.
Trong khi nhiều địa phương công bố bảng giá đất mới tăng cao thì trong hoạt động mua bán và chuyển nhượng bất động sản đã ghi nhận sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế tới các dự án quỹ đất sạch, có pháp lý rõ ràng.
Sau thời gian bị đầu cơ thổi giá, thị trường chung cư đang chững lại, trái ngược với quy luật cuối năm thường rất sôi động. Mức giá dù có điều chỉnh giảm nhẹ nhưng vẫn vượt xa so với thu nhập của người dân.
Tại bảng giá đất điều chỉnh, Hà Nội có 5 khu đô thị giá đất ở trên 100 triệu đồng/m², gồm Tây Hồ Tây, Đoàn Ngoại giao, Thành phố giao lưu, Nam Trung Yên và Mỹ Đình - Mễ Trì.
Sau 5 tháng Luật Đất đai 2024 có hiệu lực, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội lưu ý quá trình triển khai Luật Đất đai 2024 đang phát sinh một số vướng mắc cần được tháo gỡ.
0