Gia tăng căng thẳng trên chính trường Hàn Quốc
Ngay sau diễn biến này, nhiều quan chức cấp cao, trong đó có Chánh Văn phòng Tổng thống, đã đồng loạt xin từ chức. Trong khi đó, phe đối lập Hàn Quốc kêu gọi luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol tại Quốc hội.
Diễn biến kịch tính này một lần nữa cho thấy những chia rẽ sâu sắc trên chính trường Hàn Quốc, đồng thời đe dọa gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị tại nền kinh tế lớn thứ tư châu Á với nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Tổng thống Yoon Suk-yeol đêm qua đã ban bố lệnh thiết quân luật đầu tiên của Hàn Quốc trong vòng 44 năm qua. Trong bài phát biểu trên truyền hình, Tổng thống Yoon Suk-yeol khẳng định quyết định thiết quân luật là cần thiết để bảo vệ đất nước trước việc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân, các lực lượng chống nhà nước thân Triều Tiên, cũng như bảo vệ trật tự hiến pháp tự do của đất nước. Tuy nhiên, ông không nêu ra bất kỳ mối đe dọa cụ thể nào.
Sau lệnh thiết quân luật, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã cử khoảng 230 binh sĩ và 24 máy bay trực thăng để thực hiện nhiệm vụ, trong khi nhiều nghị sĩ tìm cách vào bên trong nhà Quốc hội để bỏ phiếu vô hiệu hóa biện pháp này.
Đến khoảng 1h sáng, Quốc hội Hàn Quốc đã bỏ phiếu nhất trí chặn sắc lệnh của Tổng thống, với 190 phiếu thuận. Chỉ vài giờ sau đó, Tổng thống Yoon Suk Yeol tuyên bố dỡ bỏ thiết quân luật và rút quân. Loạt diễn biến này khiến nhiều người dân Hàn Quốc lo lắng.
Hiến pháp Hàn Quốc chỉ cho phép tuyên bố thiết quân luật trong những trường hợp khẩn cấp quốc gia nghiêm trọng, chẳng hạn như thời chiến hoặc các sự cố cần thiết về quân sự. Theo các nhà phân tích, tình huống mà Tổng thống Yoon Suk-Yeol đưa ra để ban hành lệnh thiết quân luật dường như không phù hợp với các tiêu chí đó.
Đảng Dân chủ tự do đối lập, hiện nắm giữ đa số trong Quốc hội gồm 300 ghế, đang thúc đẩy các thủ tục để luận tội Tổng thống. Nếu Tổng thống Yoon Suk-Yeol bị luận tội, ông sẽ bị tước bỏ các quyền hạn theo hiến pháp, cho đến khi Tòa án Hiến pháp ra phán quyết về số phận của ông.
Thủ tướng Han Duck-soo, người giữ vị trí số hai trong chính phủ Hàn Quốc, sẽ tiếp quản các trách nhiệm tổng thống.
Lệnh thiết quân luật ngắn ngủi nhưng đầy kịch tính của Tổng thống Yoon Suk Yeol đã để lại những hệ lụy sâu sắc về chính trị, kinh tế và uy tín quốc tế của Hàn Quốc. Giá trị của đồng won Hàn Quốc so với đồng USD đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2022. Ciếu của một số công ty và ngân hàng lớn cũng phản ứng tiêu cực.
Một số quốc gia, bao gồm cả Mỹ, Anh, tuyên bố theo dõi sát sao diễn biến ở Hàn Quốc và kêu gọi người dân thận trọng khi đến quốc gia Đông Bắc Á.
Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đang chuẩn bị cho các cuộc đàm phán đầy thách thức với Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhằm đảm bảo cam kết duy trì sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Liên minh châu Âu (EU) đã dành nhiều tháng để chuẩn bị ứng phó với sự trở lại của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Trong nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng, ông Trump được cho là sẽ thực hiện các chính sách đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử, trong đó có chính sách nhằm vào vấn đề thương mại với EU, như ngành công nghiệp ô tô, nguồn cung năng lượng hay thuế quan.
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vừa đưa ra cảnh báo rõ ràng về các cuộc chiến thương mại tiềm tàng, trong bối cảnh có nhiều quan ngại về khả năng xảy ra cuộc chiến thuế quan sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa tăng thuế với một loạt đối tác thương mại.
Thành phố Gaza đang tiến hành lắp đặt các khu lều tạm để đón người dân Palestine quay trở về theo đúng mốc thời gian của thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas.
Từ việc giải quyết các cuộc xung đột lớn trên thế giới tới mối quan hệ ngoại giao với các đồng minh và đối thủ cạnh tranh, thuế quan, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tóm lược những định hướng đối ngoại gửi tới Diễn đàn kinh tế thế giới đang diễn ra tại Davos, Thụy Sĩ.
Bộ Quốc phòng Nga đưa tin: Lực lượng phòng không Nga đã bắn hạ 121 máy bay không người lái (UAV) của Ukraine trong đêm qua trên 13 khu vực của Nga. Đây là cuộc tấn công lớn nhất bên ngoài khu vực tác chiến quân sự đặc biệt kể từ đầu năm 2025.
0