Giá thuê nhà tăng, người thuê khó tìm nơi an cư

Trên thị trường hiện nay đang có thực trạng giá nhà quá cao, khiến nhiều người khó có thể sở hữu nhà ở. Do vậy, chuyển sang thuê nhà là xu hướng đang được ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, giá nhà tăng cao kéo theo giá thuê nhà cũng tăng, gây khó khăn cho rất nhiều người. Thêm vào đó, nhiều chủ nhà còn bắt đặt cọc tiền cao đã đẩy người dân khó lại càng thêm khó trên chặng đường tìm chốn an cư.

Chị Vũ Bùi Nhật Uyên (phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội) là một nhân viên văn phòng. Mặc dù chị cùng chồng lập nghiệp tại Hà Nội từ lâu, nhưng đến giờ vẫn chưa sở hữu được căn nhà mơ ước cho riêng mình. Thu nhập cả hai vợ chồng khoảng 30 triệu/tháng, nhưng hai anh chị phải bỏ ra 50% tổng thu nhập của mình để thuê nhà ở. Để mua được một căn nhà, phải cần tích lũy thêm hàng chục năm nữa. Do vậy, phương án khả thi lúc này là thuê nhà. Tuy nhiên, giá thuê nhà tăng cao khiến gia đình chị phải xoay sở bằng cách giảm chi tiêu sinh hoạt hàng ngày.

Chị Uyên cho biết: “Tình hình kinh tế khó khăn, tôi đã phải cân đối chi tiêu để thuê nhà, may mắn thuê tầng ba tại 162k Tôn Đức Thắng với giá phù hợp. Hiện tại, để thuận tiện đi làm, nhiều lần tôi đã phải thương lượng với chủ nhà để đưa ra giá hợp lý cho đôi bên”.

Theo khảo sát, những căn chung cư trong nội đô tăng giá liên tục và chưa có dấu hiệu giảm. Điển hình như căn hai phòng ngủ tại một chung cư quận Thanh Xuân đang có giá thuê dao động từ 12 – 15 triệu đồng/tháng. Chung cư Mipec Xuân Thủy 12 – 20,8 triệu đồng/tháng. Đối với căn hộ tại Royal City, giá cho thuê từ 22,9 triệu đồng/tháng. Điều này khiến cho nhiều gia đình phải xoay sở tìm chỗ thuê chỗ ở.

Ông Nguyễn Quốc Khánh – Phó Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam cho biết: “Căn hộ bên trong nội đô khá cao, vì vốn đầu tư cao. Vì vậy, giá cho thuê cũng tăng cao, tỉ suất hoàn vốn đối với một căn hộ hoặc là đối với một tài sản gì, tỉ lệ cũng là rất thấp, chứ không phải cao. Tuy nhiên, với giá nhà ở cao, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế khó khăn này, thì thu nhập bị giảm rất nhiều".

Giá nhà tăng cao, trong khi thu nhập của người dân không có nhiều thay đổi. Từ sau đại dịch Covid 19, nền kinh tế chưa hoàn toàn phục hồi, khả năng tài chính của nhiều gia đình chưa thể ổn định. Do vậy, nếu không giảm giá nhà thì sẽ còn rất nhiều người không thể với tới giấc mơ an cư của mình. Được biết, Chính phủ cùng các ngành chức năng đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, mà gần đây nhất là hội nghị trực tuyến được tổ chức bởi Ngân hàng Nhà nước phối hợp cùng Bộ Xây dựng.

Tại hội nghị này, nhiều nội dung đã được kiến nghị nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm nguồn cung nhà giá rẻ, như khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội thông qua việc thêm nhiều ưu đãi, giải quyết những vấn đề tồn đọng về vốn, tín dụng và pháp lý. Đặc biệt, cần ưu tiên quỹ đất để kích thích các doanh ngiệp phát triển nhà giá rẻ.

Ông Lê Đình Chung – Tổng Giám đốc Sgo Homes cho biết: “Yếu tố đầu tiên phải xuất phát từ quy hoạch. Nhà nước phải có các cơ chế chính sách để tạo ra được quỹ đất nhà ở xã hội, có thể trong trung tâm hoặc có thể mở rộng việc phê duyệt, đẩy nhanh các dự án đáp ứng nhu cầu nhà ở ở mức độ trung bình. Với những dự án mà họ có thể cam kết giá bán, ví dụ như dưới 30 triệu đồng thì có thể ưu tiên để đẩy nhanh về tiến độ pháp lý. Và đương nhiên với việc này, các quỹ đất dành cho nhà giá rẻ phải ra xa trung tâm thành phố".

Cần nới lỏng chính sách cho vay gói 120 nghìn tỷ đồng để người có thu nhập thấp có điều kiện thuận lợi tìm nơi an cư. Với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng nhanh, đặc biệt ở những thành phố lớn, nhu cầu về nhà ở ngày càng cao, nếu không giải quyết được vấn đề này sẽ kéo theo nhiều bất ổn về an sinh xã hội, từ đó kìm hãm sự phát triển chung của nền kinh tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giữa lúc giá nhà chung cư tăng cao phi lý thì việc hình thành và vận hành phân khúc nhà ở thương mại vừa túi tiền đang được xem là một giải pháp quan trọng.

Dự kiến ngày 30/9, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ trình lại Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thẩm định bảng giá đất điều chỉnh.

UBND Thành phố vừa ban hành Quyết định số 61 quy định điều kiện tách, hợp thửa và diện tích, kích thước tối thiểu được tách với từng loại đất, áp dụng từ ngày 7/10. Theo đó, diện tích đất ở tối thiểu 50 m2 mới được tách thửa, tăng 20 m2 so với quy định hiện hành.

Từ ngày 7/10/2024, Hà Nội sẽ áp dụng các quy định mới về điều kiện tách, hợp thửa và diện tích tối thiểu cho từng loại đất. Điểm đáng chú ý trong quy định mới này là diện tích tối thiểu để tách thửa đất ở tại thành phố sẽ tăng lên 50 m², thay cho mức diện tích trước đây là 30 m².

Tại triển lãm quốc tế Vietbuild Hà Nội 2024 lần thứ 3, với chủ đề "Bất động sản - Trang trí nội ngoại thất - Xây dựng & Vật liệu xây dựng", những công nghệ mới, vật liệu mới thân thiện với môi trường và tiết kiệm điện năng đã được giới thiệu đến khách hàng, thu hút sự quan tâm chú ý của đông đảo người dân.

Điều 25 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 (có hiệu lực từ ngày 1/8/2024) có quy định về thanh toán trong mua bán, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai.